{"brandId":0,"brandName":"","brandUrl":"","icon":"","logo":"","logoStream":""}

Tạo nguồn sinh kế cho người có hoàn cảnh khó khăn

Bắt đầu hành trình làm thiện nguyện từ năm 18 tuổi, khi chứng kiến những người có hoàn cảnh khó khăn và thiếu công ăn việc làm, chàng trai trẻ Nguyễn Đức Hậu luôn tìm cơ hội để giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn. Hậu tâm niệm, làm thiện nguyện không chỉ là giải quyết vướng mắc nhất thời mà còn cần tạo ra nguồn sinh kế lâu dài, giúp họ tự làm chủ tương lai.

18/11/2024 21:49
Tạo nguồn sinh kế cho người có hoàn cảnh khó khăn- Ảnh 1.

Ít ai ngờ rằng, dù chỉ mới 22 tuổi, Nguyễn Đức Hậu, đến từ Đức Trọng, Lâm Đồng, đã có 4 năm gắn bó các dự án thiện nguyện xã hội . “Tháng 8/2020, tôi chính thức thành lập Câu lạc bộ thiện nguyện Lâm Hà để giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình”, Hậu chia sẻ.

Những năm đầu hoạt động, ít người biết đến câu lạc bộ, một mình Đức Hậu phải cáng đáng gần như tất cả các hoạt động từ kêu gọi tài trợ, tìm gặp người dân cho đến truyền thông, chia sẻ thông tin. Đến thời điểm hiện tại, câu lạc bộ đã có hơn 50 tình nguyện viên, nhiều dự án chất lượng với sức lan tỏa sâu rộng đã và đang được triển khai.

“Cho cần câu, không cho cá” là dự án trọng điểm mà Câu lạc bộ thiện nguyện Lâm Hà thực hiện trong năm 2024. Đại diện Câu lạc bộ thiện nguyện Lâm Hà cho biết, trước khi bắt đầu triển khai, nhóm dự án đã thực hiện một cuộc khảo sát chi tiết về nhu cầu của người dân tại các khu vực khó khăn nhằm hiểu rõ từng hoàn cảnh cụ thể, từ đó đưa ra giải pháp hỗ trợ phù hợp.

Dựa trên kết quả khảo sát, đội ngũ dự án sẽ chia các đối tượng hưởng lợi thành 2 nhóm chính và xây dựng một kế hoạch triển khai chi tiết cho từng nhóm. Đối với những người không còn khả năng lao động, nhóm dự án sẽ cung cấp nhu yếu phẩm để bảo đảm họ có cuộc sống ổn định. Đối với các hộ gia đình còn khả năng lao động, câu lạc bộ sẽ trao tặng vật nuôi và cây trồng, cùng các chương trình đào tạo kỹ năng sản xuất, quản lý tài chính gia đình.

Thay vì hoạt động độc lập, dự án tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đối tác về cung cấp vật nuôi, giống cây trồng cũng như cơ hội việc làm. Sự hợp tác này vừa bảo đảm nguồn cung cấp chất lượng, vừa là cầu nối giữa doanh nghiệp đang cần lao động và người dân đang cần việc làm, mang lại lợi ích cho cả hai phía.

Tạo nguồn sinh kế cho người có hoàn cảnh khó khăn- Ảnh 2.

500 cây giống mắc-ca được Câu lạc bộ thiện nguyện Lâm Hà chuẩn bị để gửi đến những hộ gia đình khó khăn.

Những người tham gia sẽ được hướng dẫn một cách kỹ lưỡng từ cách chăm sóc vật nuôi, trồng trọt, đến cách lập kế hoạch kinh doanh và quản lý tài chính gia đình. Từ đó, họ có thể nắm bắt các kỹ thuật và phương pháp để tạo ra hiệu quả kinh tế cao.

Theo Nguyễn Đức Hậu, khi đã hoàn thành các buổi đào tạo, dự án tiến hành phân phát vật nuôi, giống cây trồng cho các hộ gia đình có khả năng tự phát triển. Đối với những người không còn khả năng lao động, dự án phân phát nhu yếu phẩm theo kế hoạch đã đề ra. Việc phân phát được thực hiện dựa trên nhu cầu cụ thể của từng cá nhân, từng hộ gia đình. Cách tiếp cận này bảo đảm hoạt động thiện nguyện áp dụng cho đúng người, đúng việc. Hiệu quả mang lại cũng toàn diện và lâu bền hơn.

Đến nay, dự án đã trao tặng 100 phần hạt giống cho các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Sau 3 tháng trồng trọt và chăm sóc, người dân đã có thể thu hoạch và tự trang trải cuộc sống hằng ngày từ vườn cây xanh. Đồng thời, khoảng 200 con gà cũng được gửi đến những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận để người dân để có thể nuôi, nhân giống. Hơn hết, người dân cũng dần ý thức về việc cần tự làm để tự lực về tài chính.

Sau khi bàn giao cây, giống cho các hộ gia đình, dự án không dừng lại ở việc "trao cần câu" mà tiếp tục theo dõi, giám sát quá trình thực hiện của người dân. Nhóm dự án duy trì sự liên lạc chặt chẽ với các hộ gia đình, hỗ trợ khi cần thiết và ghi nhận những khó khăn mà họ gặp phải. Điều này cũng giúp dự án điều chỉnh các giải pháp một cách phù hợp với thực tế.

Kết thúc công tác trao vật phẩm, nhóm thiện nguyện cũng tổ chức các cuộc họp, thu thập ý kiến từ người dân và địa phương để đánh giá hiệu quả của từng mô hình hỗ trợ. Những kinh nghiệm và bài học được rút ra sẽ là cơ sở để nhóm cải thiện, mở rộng và phát triển dự án trong tương lai.

Tạo nguồn sinh kế cho người có hoàn cảnh khó khăn- Ảnh 3.

Bên cạnh đó, nhóm tình nguyện viên từ Câu lạc bộ thiện nguyện Lâm Hà cũng chung tay xây dựng mô hình kết nối việc làm cho thanh niên khó khăn. Thông qua việc hợp tác với các doanh nghiệp địa phương, nhóm đối tượng này sẽ cơ hội học hỏi, trang bị kỹ năng và giới thiệu việc làm phù hợp. Điều này không chỉ giúp họ cải thiện thu nhập mà còn hỗ trợ nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.

Bằng cách làm đặc biệt, dự án “Cho cần câu, không cho cá” đã góp phần thay đổi tư duy thiện nguyện từ việc “cho” sang việc “trao cơ hội” để những người có điều kiện khó khăn có thể tự lực vươn lên trong cuộc sống, mở ra tương lai sáng cho chính mình.

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo” tiếp tục tìm kiếm, vinh danh và kết nối những cá nhân, tổ chức đang dấn thân vì cộng đồng trên cả nước. Trong Lễ công bố Giải thưởng, tổ chức ngày 23/09/2024 tại khách sạn Sheraton Hanoi West, Human Act Prize chính thức công bố những điểm nhấn mới của Mùa giải 2024:

1. Ra mắt ấn phẩm “Dấu ấn tiên phong - Đổi mới trong tác động xã hội tại Việt Nam” – Cuốn cẩm nang hoàn chỉnh đầu tiên dành cho người hoạt động cộng đồng ở Việt Nam.

2. Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các đơn vị hỗ trợ giải thưởng:

PwC (PricewaterhouseCoopers) – Một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp yếu tố bền vững vào hoạt động kinh doanh.

Social Impact - Nền tảng giáo dục đầu tiên được thành lập bởi chính các nhà hoạt động cộng đồng ở Việt Nam nhằm thúc đẩy tri thức về phát triển bền vững.

Nền tảng TikTok - Nền tảng video dạng ngắn hàng đầu thế giới, đồng hành lan tỏa những câu chuyện tích cực, tôn vinh những cá nhân, tổ chức đang nỗ lực vì cộng đồng, từ đó truyền cảm hứng cho nhiều người cùng chung tay tạo ra những thay đổi tích cực.

Đơn vị bảo trợ truyền thông: 13 cơ quan báo chí đã sẵn sàng đồng hành cùng Human Act Prize 2024 để lan tỏa những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng: Vietnamnet, VietnamPlus, Lao động, Dân trí, Tiền phong, Đại Đoàn Kết, Công thương, Nông nghiệp, Dân Việt, Nhà báo và Công luận, Hà Nội Mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, TikTok.

Human Act Prize 2024 quy tụ các dự án phát triển bền vững, các sáng kiến đóng góp cho cộng đồng của nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước, như Công ty Cổ phần Canifa, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines, Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia, đội ngũ sản xuất chương trình Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly, quỹ học bổng Vừ A Dính, và nhiều đơn vị khác…

Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng!

Website chính thức: https://humanactprize.org

Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize



Theo

nhandan.vn
Copy link

Bài viết liên quan

Sài Gòn Xanh

Sài Gòn Xanh

4 ngày trước Thư viện sáng kiến
1.000 NHÀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC

1.000 NHÀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC

4 ngày trước Thư viện sáng kiến
ĐẾN TRƯỜNG AN TOÀN

ĐẾN TRƯỜNG AN TOÀN

6 ngày trước Thư viện sáng kiến
null