{"brandId":0,"brandName":"","brandUrl":"","icon":"","logo":"","logoStream":""}

Việt Nam thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam đặt mục tiêu đạt được sự phát triển kinh tế bền vững thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các nỗ lực trong việc xây dựng danh mục phân loại xanh và huy động nguồn lực tài chính xanh là cơ sở để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh và thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ban nội dung Human Act Prize
28/08/2024 11:27
Việt Nam thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh- Ảnh 1.

 Xây dựng danh mục phân loại xanh là kim chỉ nam của chiến lược tăng trưởng xanh

Danh mục phân loại xanh (Green Taxonomy) là hệ thống phân loại các hoạt động kinh tế dựa trên tiêu chí về sự bền vững môi trường. Việc xây dựng một danh mục phân loại xanh rõ ràng và phù hợp với bối cảnh Việt Nam là rất quan trọng bởi:

Định hướng cho chiến lược tăng trưởng xanh: Danh mục phân loại xanh giúp xác định rõ ràng các tiêu chuẩn và tiêu chí để xác định các dự án và hoạt động đóng góp vào chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, bao gồm các lĩnh vực ưu tiên như năng lượng tái tạo, công nghệ tiết kiệm năng lượng và quản lý tài nguyên nước. Việc xác định rõ ràng các tiêu chí xanh giúp đảm bảo các khoản đầu tư được phân bổ đúng mục tiêu và có tác động tích cực đến môi trường.

Tăng cường niềm tin của nhà đầu tư: Danh mục phân loại xanh minh bạch và rõ ràng giúp tăng cường niềm tin của nhà đầu tư vào các dự án xanh tại Việt Nam, từ đó thu hút nguồn vốn lớn để thực hiện các dự án về năng lượng tái tạo và hạ tầng xanh.

Giám sát và đánh giá dự án: Danh mục phân loại xanh hỗ trợ các cơ quan quản lý trong việc giám sát, đánh giá các dự án xanh, đảm bảo dự án đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội bền vững, đồng thời giảm thiểu rủi ro “greenwashing” - tức là các dự án hoặc doanh nghiệp tự nhận là xanh nhưng không thực sự đóng góp vào mục tiêu bền vững (OECD, 2020).

Khuyến khích đổi mới sáng tạo: Việc xây dựng danh mục phân loại xanh khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xanh và đổi mới sáng tạo, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giúp Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu giảm phát thải và bảo vệ môi trường.

Giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện tại: Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có danh mục phân loại xanh chính thức, dẫn đến sự thiếu nhất quán trong việc xác định các dự án xanh, gây khó khăn cho việc huy động vốn. Do đó, việc xây dựng danh mục phân loại xanh rõ ràng, phù hợp với bối cảnh Việt Nam là rất cấp thiết.

Phù hợp với xu hướng quốc tế: Việc xây dựng danh mục phân loại xanh là xu hướng chung của thế giới, với 35 tổ chức quốc tế, khu vực, quốc gia đã ban hành và nhiều quốc gia khác đang xây dựng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc Việt Nam cần sớm hoàn thiện danh mục phân loại xanh để bắt kịp xu hướng và tận dụng các cơ hội từ dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu.

Huy động tài chính xanh là yếu tố then chốt của chiến lược tăng trưởng xanh

Thị trường tín dụng xanh đã có tốc độ phát triển cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Một số trái phiếu xanh do chính quyền địa phương phát hành, trái phiếu xanh do doanh nghiệp phát hành được triển khai thí điểm, đặc biệt phát hành trái phiếu cho các dự án xanh có quy mô lớn như năng lượng tái tạo, điện gió và điện mặt trời.

Về huy động tài chính xanh, PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ cho biết: "Bằng cách đầu tư vào hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu ESG, các doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và tiếp cận các nguồn vốn tài chính xanh từ các tổ chức quốc tế.”

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam cùng các Bộ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và chính sách quan trọng liên quan tới vấn đề tài chính xanh. Cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 lần đầu tiên đưa quy định về tín dụng xanh và trái phiếu xanh. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã quy định chi tiết về lộ trình, cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh.

Bên cạnh đó, trong các Nghị định số 153/2020/NĐ-CP, 65/2022/NĐ-CP, 08/2023/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp; Nghị định 95/2018/NĐ-CP về trái phiếu Chính phủ và Nghị định 93/2018/NĐ-CP về trái phiếu chính quyền địa phương đã tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển thị trường trái phiếu xanh, huy động nguồn lực cho các dự án xanh.

Mặc dù vậy, khung pháp lý cho tài chính xanh tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như các quy định còn sơ khai, thiếu cụ thể về tiêu chí xác định dự án xanh, quy trình xác nhận dự án đáp ứng tiêu chí môi trường hay chưa có Danh mục phân loại xanh chính thức gây khó khăn trong việc thống nhất nhận diện dự án xanh, ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn.

Việc huy động tài chính xanh trở nên cấp thiết để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế đang gia tăng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Các cam kết toàn cầu như: Hiệp định Paris và các quy định về ESG của Liên minh châu Âu (EU), đặt ra những thách thức và cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Nguồn: VnEconomy

Theo

Copy link

Bài viết liên quan

Sài Gòn Xanh

Sài Gòn Xanh

4 ngày trước Thư viện sáng kiến
1.000 NHÀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC

1.000 NHÀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC

4 ngày trước Thư viện sáng kiến
ĐẾN TRƯỜNG AN TOÀN

ĐẾN TRƯỜNG AN TOÀN

6 ngày trước Thư viện sáng kiến
null