{"brandId":0,"brandName":"","brandUrl":"","icon":"","logo":"","logoStream":""}

Thị trường tín chỉ Carbon - Những điều cần biết

Thị trường carbon là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi giữa các công ty, đơn vị, tổ chức hay các quốc gia. Việc hình thành thị trường carbon sẽ góp phần thực hiện cam kết Net Zero bằng các công cụ kinh tế để quản lý phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp.

Ông Phạm Hải Âu, Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Quản lý rủi ro, PwC Việt Nam
25/11/2024 11:49
Thị trường tín chỉ Carbon - Những điều cần biết- Ảnh 1.

Phân loại thị trường Carbon

Thị trường tín chỉ Carbon - Những điều cần biết- Ảnh 2.

Trên thị trường carbon, có 2 loại hàng hóa chính là hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon. Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc chỉ ra, có thể phân loại thị trường thành 2 loại gồm thị trường bắt buộc và thị trường tự nguyện. Đối với các thị trường bắt buộc, có nghĩa vụ tuân thủ hằng năm để giám sát lượng khí thải carbon và cung cấp lượng tín chỉ carbon chính xác tương ứng với lượng khí thải thực tế và sẽ bị phạt nếu không tuân thủ. Thị trường tự nguyện thì nhắm vào những công ty muốn bù đắp lượng khí thải carbon. Do đó, thị trường tự nguyện không có cơ chế tuân thủ hay trừng phạt.

Thị trường carbon cũng có thể được chia thành thị trường đóng và thị trường mở. Thị trường đóng chỉ cho phép tín chỉ carbon được tạo riêng để đáp ứng theo yêu cầu của chính các thị trường đó, trong khi thị trường mở cho phép tín chỉ carbon được tạo ra từ các dự án có khả năng bù đắp hoặc giảm lượng carbon. Giao dịch tín chỉ carbon có thể diễn ra song phương hoặc trên một nền tảng giao dịch trực tuyến, chẳng hạn như Carbon Trade eXchange (CTX) hoặc CORSIA. Đối với một số nền tảng giao dịch như CORSIA, tín chỉ carbon phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Các hình thức của thị trường carbon

Thị trường tín chỉ Carbon - Những điều cần biết- Ảnh 3.

Một trong những hình thức thị trường carbon phổ biến nhất là ETS - hệ thống trao đổi phát thải theo nguyên tắc cap-and-trade (mức trần và giao dịch phát thải). Hình thức còn lại là thu thuế carbon. Với mô hình ETS, trong phạm vi quốc gia, các doanh nghiệp (thường là công ty hoạt động trong ngành phát thải cao) sẽ được giao định mức phát thải nhất định. Doanh nghiệp nào vượt định mức thì phải mua định mức từ những đơn vị khác để bù vào và bên bán chính là doanh nghiệp không sử dụng hết định mức đã được cấp. Mô hình này cũng được xây dựng cho thị trường lớn hơn trong phạm vi một quốc gia, chẳng hạn ETS của Liên minh châu Âu (EU), áp dụng cho các công ty trong ngành sản xuất điện thuộc các quốc gia thành viên, các nước thuộc Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu (Iceland, Liechtenstein và Na Uy) và Bắc Ireland.

Định giá tín chỉ carbon

Thị trường tín chỉ Carbon - Những điều cần biết- Ảnh 4.

World Bank đã theo dõi thị trường carbon trong khoảng 2 thập kỷ và công bố báo cáo Các quốc gia và xu hướng định giá carbon hằng năm tới năm thứ 10. Khi báo cáo đầu tiên được công bố cách đây một thập kỷ, chỉ có 7% lượng khí thải toàn cầu được thống kê bởi thuế carbon hoặc ETS. Báo cáo năm 2023 nhấn mạnh gần ¼ lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu (23%) hiện được theo dõi bởi 73 công cụ định giá carbon. ETS đặt ra giới hạn về lượng phát thải khí nhà kính. Nó cho phép những doanh nghiệp phát thải có lượng phát thải thấp hơn bán cho các đơn vị phát thải bổ sung của họ (hoặc “phụ cấp”) cho những bên phát thải cao hơn, từ đó thiết lập giá thị trường cho lượng phát thải. Trong khi đó, thuế carbon trực tiếp đặt giá cho carbon bằng cách xác định thuế suất đối với khí thải.

Xét trên bản đồ tổng quan về khoảng giá carbon tại các thị trường ETS và mức thuế carbon trên thế giới, có thể thấy một số nước có mức giá cao như Uruguay, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Hà Lan do chính phủ các nước này đánh thuế carbon rất cao với quyết tâm loại bỏ carbon khỏi nền kinh tế; còn giá tín chỉ carbon tại các thị trường ETS như EU, Mỹ, Mexico đang ở mức trung bình và phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của thị trường; các thị trường ETS và thuế carbon tại một số nước mới phát triển như Trung Quốc, Argentina, Kazakhstan thì giá carbon đang ở mức thấp. 

Thị trường tín chỉ Carbon - Những điều cần biết- Ảnh 5.

Định giá carbon, khi gắn chi phí vào lượng khí thải CO2, được coi là một công cụ trong số nhiều công cụ khác, giúp chính phủ và doanh nghiệp chuyển đổi sang một tương lai Net Zero. Cuối năm 2021, hơn 21% (năm 2020 là 15%) lượng khí thải trên thế giới được bao phủ bởi một số hình thức định giá carbon. Báo cáo gần đây từ PwC và Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhận định rằng đây có thể là một công cụ trọng yếu. Báo cáo đã nghiên cứu một số kịch bản định giá carbon. Theo kịch bản “cốt lõi”, trong đó mức giá carbon quốc tế (ICPF) như mức giá do Quỹ IMF đề xuất vào năm 2021 ít nhiều được áp dụng trên toàn cầu, lượng khí thải có thể giảm 12% vào năm 2030. Hơn nữa, đây là một giải pháp có thể giúp tự chi trả. Báo cáo đã xem xét các khoản thu có thể được tăng lên thông qua việc định giá carbon và sau đó đầu tư vào các nỗ lực để quản lý quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải thấp. Đề xuất của IMF kiến nghị sử dụng một phần doanh thu từ ICPF ở các nước thu nhập cao để giảm thiểu các tác động bất lợi ở những nền kinh tế khác.

Việc chuyển giao như vậy có thể giúp thu hút sự tham gia rộng rãi và làm cho quá trình chuyển đổi trở nên công bằng hơn. Phân tích chỉ định cho thấy sẽ cần một phần doanh thu carbon bổ sung từ việc thực hiện ICPF ở các nước thu nhập cao như Mỹ để bù đắp hoàn toàn tác động tiêu cực của GDP ở những quốc gia hoặc khu vực có thu nhập thấp như châu Phi cận Sahara. Giảm GDP từ việc định giá carbon ước tính phần lớn được đối trọng bởi việc tránh những chi phí liên quan đến nhiệt độ tăng. Mức độ hợp tác toàn cầu (giữa các khu vực và các cấp độ kinh tế) để đạt được mục tiêu định giá carbon này sẽ khá khó khăn, nó đòi hỏi sự hỗ trợ và ủng hộ của các CEO và nhà lãnh đạo trên toàn thế giới.

Nguồn: PwC Việt Nam

Theo

PwC Việt Nam
Copy link

Bài viết liên quan

Sài Gòn Xanh

Sài Gòn Xanh

4 ngày trước Thư viện sáng kiến
1.000 NHÀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC

1.000 NHÀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC

4 ngày trước Thư viện sáng kiến
ĐẾN TRƯỜNG AN TOÀN

ĐẾN TRƯỜNG AN TOÀN

6 ngày trước Thư viện sáng kiến
null