{"brandId":0,"brandName":"","brandUrl":"","icon":"","logo":"","logoStream":""}

Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững (CSRD) và 4 chuyển đổi doanh nghiệp cần biết

Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững của Doanh nghiệp (CSRD) được ban hành bởi Liên minh Châu Âu (EU) có những tác động nhất định đến với các doanh nghiệp. CSRD không chỉ đơn thuần là yêu cầu về báo cáo phi tài chính, mà còn là động lực thúc đẩy doanh nghiệp tích hợp thực hành Phát triển Bền vững (PTBV) vào chiến lược kinh doanh tổng thể, từ đó tạo ra giá trị mới cho cả doanh nghiệp và xã hội.

Ban nội dung Human Act Prize
25/11/2024 10:57
Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững (CSRD) và 4 chuyển đổi doanh nghiệp cần biết- Ảnh 1.

(Nguồn: PwC Việt Nam)

CSRD là gì?

Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững của Doanh nghiệp (CSRD) ra đời nhằm thúc đẩy doanh nghiệp thực hành kinh doanh hướng tới phát triển bền vững, thông qua việc phân tích rủi ro tài chính và tìm kiếm cơ hội tăng trưởng lâu dài. Đồng thời, chỉ thị cũng khuyến khích doanh nghiệp minh bạch hóa chiến lược và có kế hoạch quản lý hoạt động phát triển bền vững hiệu quả.

CSRD áp dụng cho các doanh nghiệp đã niêm yết hoặc chưa niêm yết có tổng giá trị quản lý ở quy mô nhất định trên thị trường chứng khoán EU, ước tính khoảng 50.000 doanh nghiệp trên toàn cầu.

Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững (CSRD) và 4 chuyển đổi doanh nghiệp cần biết- Ảnh 2.

(Nguồn: PwC Việt Nam)

 04 chuyển đổi doanh nghiệp không thể bỏ qua để thực hiện CSRD

1. Tích hợp phát triển bền vững vào chiến lược kinh doanh

CSRD yêu cầu doanh nghiệp đánh giá cơ hội và rủi ro liên quan đến phát triển bền vững một cách minh bạch, bao gồm cả tác động của doanh nghiệp lên môi trường và xã hội. Song song đó, doanh nghiệp cũng cần giải thích tác động của những vấn đề này lên chiến lược kinh doanh và kết quả tài chính của công ty, từ đó có biện pháp cải thiện hoạt động phát triển bền vững hiệu quả hơn.

Như vậy, nếu chiến lược kinh doanh hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu chỉ thị về tính minh bạch, doanh nghiệp cần điều chỉnh chiến lược, kế hoạch phù hợp với hành trình phát triển bền vững.

2. Chú trọng đến tác động của doanh nghiệp lên môi trường và xã hội

Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp thường xem xét các yếu tố phát triển bền vững theo hướng "từ ngoài vào trong", tức quan sát những yếu tố bên ngoài có thể tác động đến tài chính doanh nghiệp như thảm họa thiên nhiên và hiện tượng thời tiết cực đoan. Ngược lại, chỉ thị này yêu cầu các doanh nghiệp bổ sung góc nhìn "từ trong ra ngoài" - có nghĩa doanh nghiệp cần rà soát lại các tác động về môi trường và xã hội từ chính hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình.

Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu hành chính và giảm thiểu tác động tiêu cực, mà còn thu hút nhà đầu tư, khi có 60% ý kiến các nhà đầu tư đồng ý rằng các doanh nghiệp phải báo cáo về tác động của mình lên môi trường và xã hội.

Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững (CSRD) và 4 chuyển đổi doanh nghiệp cần biết- Ảnh 3.

3. Thiết lập quy trình ra quyết định có tính đến các yếu tố thúc đẩy hiệu suất quan trọng

Đây là chuyển đổi quan trọng nhất đến các doanh nghiệp, đặc biệt là ban lãnh đạo - người đưa ra chiến lược và thiết lập quy trình công ty. Trong đó, ban lãnh đạo sẽ cần đưa ra những phương pháp rõ ràng, hiệu quả để phân bổ nguồn lực giữa các dự án có sự kết hợp giữa 2 yếu tố: tài chính và phát triển bền vững. Tùy theo dự án mà mức độ ảnh hưởng lẫn nhau của 2 yếu tố này có thể thay đổi, theo đó doanh nghiệp có thể áp dụng các khung so sánh cụ thể giữa 2 khía cạnh này để đưa ra quyết định phù hợp. Ví dụ, một công ty hóa chất tại Đức đã quy đổi các tác động về kinh tế, môi trường và xã hội sang thang đo kinh tế, giúp doanh nghiệp hiểu được các giá trị xã hội của một dự án bất kỳ mà không cần phải diễn dịch nhiều số liệu phức tạp khác nhau.

4. Dữ liệu phát triển bền vững cần có độ tin cậy như dữ liệu tài chính

Trong khảo sát nhà đầu tư của PwC, 87% ý kiến cho rằng báo cáo của các doanh nghiệp có chứa nội dung "tẩy xanh" - tức "làm đẹp" dữ liệu để phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững. Do đó, chỉ thị yêu cầu doanh nghiệp cần có biện pháp hệ thống và kiểm soát dữ liệu phát triển bền vững một cách rõ ràng và đáng tin cậy, tiệm cận với tiêu chuẩn kiểm soát dữ liệu tài chính trong doanh nghiệp.

Hai yếu tố tài chính/hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững vẫn luôn là 2 yếu tố "đối đầu" nhau trong hoạt động của hầu hết doanh nghiệp. Chỉ thị CSRD yêu cầu doanh nghiệp tích hợp phát triển bền vững vào chiến lược kinh doanh và công bố minh bạch các thông tin liên quan. Vì vậy, việc chủ động thực hiện bốn chuyển đổi nêu trên sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển bền vững, nhằm đáp ứng yêu cầu của CSRD và tạo ra giá trị bền vững cho cả doanh nghiệp và cộng đồng.

Nguồn: PwC Việt Nam 

Theo

Copy link

Bài viết liên quan

Sài Gòn Xanh

Sài Gòn Xanh

4 ngày trước Thư viện sáng kiến
1.000 NHÀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC

1.000 NHÀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC

4 ngày trước Thư viện sáng kiến
ĐẾN TRƯỜNG AN TOÀN

ĐẾN TRƯỜNG AN TOÀN

6 ngày trước Thư viện sáng kiến
null