{"brandId":0,"brandName":"","brandUrl":"","icon":"","logo":"","logoStream":""}

Chỉ số kinh tế Net Zero đáng lo ngại, cơ hội nào cho doanh nghiệp?

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 3,9% (cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu là 3,5%). Tuy nhiên, khu vực này cũng nằm trong tâm điểm của khủng hoảng khí hậu, với lượng phát thải chiếm gần một nửa tổng số phát thải toàn cầu

Ban nội dung Human Act Prize
21/08/2024 14:05
Chỉ số kinh tế Net Zero đáng lo ngại, cơ hội nào cho doanh nghiệp?- Ảnh 1.

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 3,9% (cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu là 3,5%). Tuy nhiên, khu vực này cũng nằm trong tâm điểm của khủng hoảng khí hậu, với lượng phát thải chiếm gần một nửa tổng số phát thải toàn cầu

Không có nền kinh tế nào có tốc độ khử các-bon tiệm cận với mức cần thiết

Mặc dù Châu Á - Thái Bình Dương đã tiếp tục có những nỗ lực khử các-bon trong năm 2022, nhưng tốc độ khử các-bon hiện tại vẫn chưa đạt mức cần thiết. Cụ thể, tốc độ giảm cường độ phát thải các-bon của khu vực trong năm 2022 đạt mức 2,8% — tăng hơn gấp đôi so với mức 1,2% vào năm 2021 — nhưng con số này vẫn thấp hơn đáng kể so với mức 17,2% cần thiết để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Có thể điểm qua chỉ số về tỉ lệ phát thải CO2, tốc độ khử cacbon và cam kết mà các quốc gia cần đạt hàng năm để đạt mục tiêu NDC năm 2030.

(NDC - Nationally Determined Contributions - Đóng góp do Quốc gia tự quyết định, là các cam kết mà các quốc gia đưa ra theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, nhằm giảm phát thải khí nhà kính và thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu.)

Quốc gia

% trong lượng phát thải CO2 toàn cầu năm 2022

Tốc độ khử cacbon năm 2022

Tốc độ khử cacbon cần đạt hàng năm để đạt mục tiêu NDC 2030

Trung Quốc

29,2%

3,7%

5,6%

Ấn Độ

7,3%

0,8%

4,2%

Nhật Bản

2,2%

1,3%

7,1%

Indonesia

2,3%

`- 21,3%

6,5%

Malaysia

0,7%

2,5%

7,2%

Thái Lan

0,9%

1,8%

6,4%

Phillipin

0,5%

0,1%

13,6%

Việt Nam

0,9%

6,5%

2,5%

Singapore

0,1%

10,8%

8,9%




Tốc độ khử cacbon cần thiết để đạt mục tiêu 1,5°C là 17,2%

 (Nguồn Báo cáo Chỉ số Kinh tế Net Zero năm 2023 của PwC )

Số liệu trên cho thấy không có nền kinh tế nào thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có tốc độ khử các-bon trong năm 2022 tiệm cận với mức cần thiết để đạt mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C, dù có 5 nền kinh tế đã vượt tốc độ khử các-bon cần thiết để đáp ứng mức Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).

Để đạt được tiến độ khử các-bon cần thiết trong quá trình giải quyết các thách thức về kinh tế và năng lượng, chúng ta cần một cách tiếp cận mang tính tổng hợp và tích hợp.

Cách tiếp cận này cần được xây dựng dựa trên một nền tảng rộng và bao quát hơn, có trọng tâm vượt ra ngoài các sáng kiến về năng lượng tái tạo, xe điện và chuyển đổi năng lượng. Điều này là rất quan trọng, bởi trong khi lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải chiếm 49% lượng phát thải khí nhà kính (KNK), vẫn còn 51% còn lại đến từ ngành thực phẩm, nông nghiệp và sử dụng đất, cũng như ngành công nghiệp và môi trường xây dựng.

Các Doanh nghiệp có thể làm gì để đóng góp vào tiến trình khử cacbon?

Chuyển từ giai đoạn thiết lập mục tiêu sang giai đoạn triển khai

Các doanh nghiệp cần phải phân tích tác động hai chiều giữa hoạt động của doanh nghiệp và các vấn đề phát triển bền vững, đồng thời cần chuyển đổi cách vận hành của tất cả các phòng ban, từ bộ phận sản xuất, mua hàng và tài chính tới bộ phận marketing, công nghệ và quản trị nguồn nhân lực để đạt net zero.

Ưu tiên tiến độ thay vì sự cầu toàn

Khử các-bon là một quá trình mang tính dài hạn, và sẽ còn phức tạp cũng như gặp nhiều thách thức hơn nữa trong bối cảnh thị trường nhiều bất ổn. Để thành công trong bối cảnh này, các doanh nghiệp cần có sự thay đổi trong tư duy - từ tư duy hướng tới sự ổn định, chắc chắn sang tư duy hướng tới cách tiếp cận kiên trì và linh hoạt. Điều này sẽ mang lại cho doanh nghiệp khả năng thích ứng và tính bền bỉ trong hành trình hướng tới mục tiêu net zero.

Nhìn thấy tiềm năng kiến tạo giá trị từ quá trình khử các-bon

Nhiều công ty vẫn nhìn nhận việc phát triển bền vững và khử các-bon theo góc nhìn ngắn hạn là nhằm tuân thủ các yêu cầu luật định. Điều này vô hình trung sẽ khiến doanh nghiệp đánh giá thấp các lợi ích tài chính dài hạn khổng lồ họ có thể tạo ra. Bằng cách tích hợp phát triển bền vững vào chiến lược tổng thể, mô hình hoạt động và các quy trình vận hành, doanh nghiệp có tiềm năng rất lớn trong việc tạo ra giá trị.

Hỗ trợ quá trình chuyển đổi công bằng

Một quá trình chuyển đổi công bằng là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng các cộng đồng dễ bị tổn thương không bị bỏ lại phía sau trên hành trình hướng tới một tương lai ít phát thải các-bon, và để phân bổ hợp lý các lợi ích cũng như chi phí của công tác ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) là những ví dụ điển hình trong vấn đề này. Doanh nghiệp trong nhóm này chiếm 41% GDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo OECD, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn cầu cũng chiếm tới ít nhất 50% lượng phát thải khí nhà kính của nhóm ngành kinh doanh.

Đây là lĩnh vực mà các doanh nghiệp lớn có thể đóng góp đáng kể, bằng cách hợp tác với chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp với quy mô lớn hơn có thể hỗ trợ các MSME triển khai các điều chỉnh cần thiết để giảm lượng phát thải xuyên suốt chuỗi giá trị.

Theo

Copy link

Bài viết liên quan

Sài Gòn Xanh

Sài Gòn Xanh

4 ngày trước Thư viện sáng kiến
1.000 NHÀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC

1.000 NHÀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC

4 ngày trước Thư viện sáng kiến
ĐẾN TRƯỜNG AN TOÀN

ĐẾN TRƯỜNG AN TOÀN

6 ngày trước Thư viện sáng kiến
null