Vinasoy phát triển vùng nguyên liệu đậu nành bền vững trên cả nước
Thư viện sáng kiến
01/12/2023 12:01

Đơn vị thực hiện
-
Hạng mục
DỰ ÁN
-
Thời gian
-
Lĩnh vực
VÌ SỰ SỐNG TRÊN CẠN
Ngay từ những ngày đầu gia nhập vào thị trường Việt Nam, Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy đã hướng tới mục tiêu xây dựng những vùng nguyên liệu bền vững, mang lại nguồn đậu nành thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Từ đó, dự án phát triển vùng nguyên liệu bền vững của Vinasoy đã được ra đời và trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.Trải qua hơn 10 năm triển khai, Vinasoy đã phát triển thành 4 vùng trồng nguyên liệu trải dài từ Bắc vào Nam, sở hữu Ngân hàng nguồn gen lên tới 1.533 giống quý, nghiên cứu thành công 2 giống đậu nành năng suất cao, đồng thời hướng dẫn người dân những kỹ thuật canh tác vượt trội, mang lại hiệu quả rõ rệt về năng suất và chất lượng đậu nành.Chiến dịch của Vinasoy không chỉ góp phần phục hồi vùng trồng đậu nành tại Việt Nam, tạo nên những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng mà còn đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững của quốc gia và góp phần cải thiện kinh tế của người nông dân.
Phần 1
Bối cảnh ra đời của dự án
Những năm đầu thập niên 2000, đậu nành từng là một trong những cây trồng quan trọng ở Việt Nam, góp mặt trong "Danh mục giống cây trồng chính" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2004. Tuy nhiên, trong nhiều năm sau đó, sự phát triển của cây đậu nành tại nhiều địa phương đã bị giảm sút rõ rệt do những ảnh hưởng từ việc cắt giảm chính sách hỗ trợ, biến đổi khí hậu và sức ép cạnh tranh trên thị trường.
Cụ thể, ngay sau các khi chính sách và cơ chế hỗ trợ chấm dứt, diện tích đậu nành vụ đông ở nhiều tỉnh phía Bắc đã sụt giảm nghiêm trọng. Cùng với đó, tình trạng biến đổi khí hậu đã khiến cho thời tiết biến đổi bất thường, gây nên cơn bão muộn, ngập lụt vào đúng thời điểm chín của đậu nành vụ đông. Đặc biệt, Ngành Nông nghiệp đánh giá nguyên nhân sụt giảm diện tích đậu nành tại Việt Nam chủ yếu là do năng suất thấp, dẫn đến giá thành cao và lợi nhuận hạn chế, khiến cho đậu nành khó cạnh tranh so với các loại cây trồng khác và cũng trở nên yếu thế hơn so với đậu nành nhập khẩu.
Tuy nhiên, khi diện tích đậu nành giảm mạnh thì cũng là lúc nhu cầu sử dụng đậu nành liên tục tăng cao, từ việc sản xuất thức ăn chăn nuôi, dầu thực vật, cho đến các loại thực phẩm khác. Thực trạng này đã khiến cho Việt Nam phải chi tới hàng tỷ USD để nhập khẩu đậu nành từ nước ngoài. Thống kê của Tổng cục Hải quan, cho thấy trong năm 2021, Việt Nam đã phải bỏ ra gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu hơn 2 triệu tấn đậu nành.. Điều này cho thấy thực trạng đáng lo ngại rằng Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào đậu nành nhập khẩu, trong khi sản xuất trong nước ngày càng thoái trào.
Vì vậy, để chủ động giải quyết bài toán về nguồn cung & bảo vệ ngành nuôi trồng đậu nành tại Việt Nam, Vinasoy đã bắt tay vào dự án xây dựng những nguồn cung đậu nành chất lượng, thơm ngon cho các hoạt động sản xuất.
Phần 2
Sáng kiến - phát kiến của dự án
Để xây dựng thành công những vùng trồng nguyên liệu bền vững, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng đậu nành Vinasoy đã bắt đầu với quá trình thu thập, nghiên cứu, bảo tồn và chọn tạo những giống đậu nành năng suất và chất lượng nhất cho từng vùng trồng. Cụ thể:
- Xây dựng ngân hàng nguồn Gen: VSAC sở hữu Ngân hàng nguồn gen với hơn 1.533 dòng/giống đậu nành, sở hữu nhiều đặc tính quan trọng trong việc bảo tồn và làm vật liệu lai tạo.
- Xây dựng Trạm khảo nghiệm đậu nành tại Tây Nguyên: Nơi tiến hành nghiên cứu chọn tao giống mới & xây dựng những quy trình và kỹ thuật canh tác hiệu quả, năng suất cao.
- Ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong chọn tạo giống: Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống rút ngắn một nửa thời gian chọn lọc xuống còn 4-5 năm, gia tăng hiệu quả, chọn lọc chính xác các đặc tính mà phương pháp truyền thống không thực hiện được.
- Nghiên cứu thành công giống mới, năng suất cao: VSAC nghiên cứu chọn tạo thành công 2 giống đậu nành mới, không biến đổi gen là VINASOY 01-CT và VINASOY 02-NS. Giống đậu nành VINASOY 02-NS được Bộ NN&PTNT cấp phép lưu hành sản xuất đại trà tại các vùng trồng nhờ có phổ thích nghi rộng, năng suất cao (từ 2 – 3,5 tấn/ha).
- Phát triển những quy trình, kỹ thuật canh tác mới cho người dân: Điển hình như mô hình sản xuất luân canh "2 vụ lúa 1 vụ đậu" đã giúp người dân Đồng bằng Sông Cửu Long cải thiện đáng kể năng suất và chất lượng canh tác
- Đồng thời Vinasoy cũng hợp tác với nhà sản xuất máy nông nghiệp lớn nhất tại Việt Nam (Kobuta) để chuyển giao thành công máy gặt đậu nành cho nông dân.
Ngoài ra, để tạo động lực cho người nông dân, Vinasoy còn đảm bảo bao tiêu đầu ra, thực hiện các chương trình khen thưởng nhằm khuyến khích người dân tăng ra sản xuất.
Phần 3
Mục tiêu - tầm nhìn dự án
Mục tiêu
Mục tiêu của Vinasoy khi thành lập Trung tâm VSAC và Trạm Khảo nghiệm đậu nành Tây Nguyên là nhằm chọn tạo nên các giống đậu nành mới có chất lượng dinh dưỡng và năng suất cao, phù hợp với các vùng nguyên liệu khắp cả nước, phục vụ cho việc sản xuất sữa đậu nành tại 3 nhà máy của Vinasoy tại Bắc Ninh, Quảng Ngãi và Bình Dương.
Đồng thời Vinasoy cũng đặt mục tiêu phát triển vùng trồng đậu hành bền vững cùng người dân, thông qua các chương trình cải thiện năng suất, hỗ trợ canh tác và đảm bảo tiêu thụ đầu ra, từ đó mang lại những hiệu quả về kinh tế cho bà con nông dân.
Tầm nhìn
Từ khi thành lập đến nay, Vinasoy luôn giữ vững quan điểm rằng những nguồn nguyên liệu chất lượng mới đảm bảo tạo nên sản phẩm chất lượng và thơm ngon nhất đến với người tiêu dùng. Vì vậy, Vinasoy luôn nỗ lực tìm cách xây dựng những vùng nguyên liệu trong nước nhằm đảm bảo chất lượng đậu nành trong dây chuyền sản xuất.
Hơn thế, chiến lược phát triển vùng nguyên liệu đậu nành trong dài hạn đã thể hiện trách nhiệm Vinasoy với cộng đồng và đất nước. Chiến lược này không chỉ giúp người dân yên tâm sản xuất và có thêm thu nhập, mà còn thể hiện những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc khôi phục các vùng trồng đậu nành tại Việt Nam. Từ đó tạo nên những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nước nhà.
Ngoài ra, các vùng nguyên liệu này cũng sẽ mang lại sự chủ động về nguồn cung, tối ưu chất lượng nguyên liệu cho sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sản xuất và định hướng phát triển mở rộng của Vinasoy trong tương lai.
Phần 4
Quá trình triển khai - Phạm vi - Chi phí của dự án
Quá trình triển khai
Chiến dịch của Vinasoy tập trung vào hai nhóm hoạt động chính bao gồm việc nghiên cứu, chọn tạo các giống đậu nành mới và quá trình đồng hành của người nông dân để cải thiện năng suất cây trồng:
- Để phục hồi và phát triển trở lại cây đậu nành tại Việt Nam, Trung tâm VSAC đã hợp tác với các Trường đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước, nhằm áp dụng công nghệ cao trong sưu tầm, bảo quản nguồn gen đậu nành tự nhiên, chọn tạo giống và phát triển vùng trồng.
- Ngoài ra, Vinasoy đã xây dựng một trạm khảo nghiệm đậu nành tại Tây Nguyên - nơi nghiên cứu để chọn tạo giống và xây dựng các quy trình, kỹ thuật cách tác hiệu quả hơn cho từng vùng trồng nguyên liệu.
Bên cạnh những hoạt động nghiên cứu và chọn tạo các giống đậu nành mới, Vinsoy cũng thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ người dân như:
- Triển khai chương trình liên kết sản xuất đậu nành với bà con nông dân hợp tác xã tại các vùng trọng điểm nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ thuật canh tác và giống cây trồng giúp tăng năng suất và chất lượng đầu ra của đậu nành.
- Bao tiêu đầu ra: Vinasoy cam kết tiêu thụ những sản phẩm đậu nành đạt tiêu chuẩn chất lượng của người nông dân với mức giá được cam kết ngay từ đầu vụ.
- Ngoài ra, Vinasoy còn tổ chức Câu lạc bộ "3 tấn/ha" - Nơi tuyên dương những hộ gia đình có năng suất đậu nành vượt trội, nhằm khuyến khích người dân tăng gia sản xuất.
Phạm vi thực hiện
Vinasoy đã tiến hành xây dựng các vùng trồng nguyên liệu trọng điểm kéo dài từ Bắc vào Nam bao gồm: Miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long với tiềm năng diện tích lên tới 9.000 ha.
Chi phí
Vùng trồng nguyên liệu trọng điểm đầu tiên của Vinasoy là Huyện Cư Jút - Vùng đất có truyền thống trồng đậu nành lâu năm với diện tích lớn nhất Tây Nguyên, đây cũng là nơi xây dựng Trạm khảo nghiệm của Vinasoy. Với lợi thế về khí hậu, đất đai thổ nhưỡng, Cư Jút có thể gieo trồng thử nghiệm được 3 vụ đậu nành trong năm, giúp việc triển khai đánh giá diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, rút ngắn thời gian chọn tạo ra giống.
Các vùng trồng nguyên liệu trọng điểm tiếp đó được mở rộng từ Bắc vào Nam bao gồm: Miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt nguồn giống đậu nành không biến đổi gen VINASOY 02-NS do Trung tâm VSAC nghiên cứu chọn tạo thành công đã mang lại năng suất, chất lượng vượt trội, thay thế hoàn toàn giống đậu nành địa phương truyền thống trước đây.
Doanh nghiệp cũng tích cực triển khai các chương trình "Hợp tác liên kết sản xuất đậu nành" với người dân và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo bà con. Với sự đồng hành của Trung tâm VSAC, bà con luôn tuân thủ đúng quy trình sản xuất đã cam kết, dần thay đổi tập quán canh tác cũ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới. Ngoài ra, mô hình sản xuất luân canh 2 vụ lúa 1 vụ đậu đã được Vinasoy áp dụng tại Đồng bằng Sông Cửu Long và đạt hiệu quả về kinh tế rõ rệt cho người nông dân, hạn chế sâu bệnh, cải tạo độ màu mỡ cho đất giúp cây lúa trồng ở vụ sau đó phát triển tốt hơn.
Bên cạnh đó, Vinasoy cũng đã thực hiện trao tặng chứng nhận thành viên Câu lạc bộ 3 tấn/ha cho các nông dân – là những hộ nông dân có diện tích sản xuất ổn định và đạt năng xuất cao trên 3 tấn/ha - nhằm góp phần khích lệ và tiếp thêm động lực cho người nông dân an tâm gắn bó lâu dài với cây đậu nành.
Phần 5
Kết quả đạt được
Phần 6
Tiềm năng nhân rộng mô hình
Với nỗ lực không ngừng, tư duy chiến lược và cách làm bài bản khoa học, Vinasoy đang hiện thực hóa ước mơ phát triển nông nghiệp đậu nành, tạo điều kiện và khích lệ người dân gia tăng sản xuất giống cây trồng này. Vì vậy trong những năm tới, Vinasoy và VSAC sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu và phát triển mở rộng hơn các vùng nguyên liệu trên cả nước.
Sau 10 năm nỗ lực nghiên cứu và thử nghiệm, hiện tại Vinasoy đã thành công phát triển 4 vùng trồngvới tiềm năng diện tích lên tới 9.000 ha. Trong đó, với những điều kiện thuận lợi hiện có, vùng ĐBSCL được xác định sẽ là vùng nguyên liệu trọng điểm trong tương lai của Vinasoy. Kết quả từ việc đưa đậu nành vào trồng trong vụ Xuân Hè ở ĐBSCL cho thấy, hiệu quả kinh tế từ cây đậu nành tương đương với cây lúa trồng trong vụ Đông Xuân, tức là cao hơn các vụ lúa còn lại.
Ngoài ra, thử nghiệm tại Đồng Tháp và Vĩnh Long, kết quả cho thấy giống đậu nành VINASOY 02-NS phát triển rất tốt tại các vùng đất mới ở ĐBSCL. Vì vậy, đây sẽ là nơi có tiềm năng nhất để áp dụng cơ giới hóa diện rộng, giảm chi phí sản xuất, cạnh tranh được với cây trồng khác và có tiềm năng mở rộng diện tích vùng nguyên liệu lên 5.000 ha.
Bên cạnh ĐBSCL, Vinasoy cũng không ngừng nghiên cứu và khảo nghiệm các vùng trồng nguyên liệu mới đồng thời tối ưu năng suất, chất lượng của các vùng nguyên liệu hiện có.





Bản quyền và tính hợp pháp của các hình ảnh, video, thông tin, dữ liệu về dự án được đăng tải trên landing page (trang thông tin dự án) này do cá nhân/ tổ chức đăng ký tham gia giải thưởng cung cấp và chịu trách nhiệm.