Phát triển văn hóa đọc

Hạng Mục

Hạng mục dự án

Thời gian

01/12/2023 13:35

Tên dự án

Phát triển văn hóa đọc

Vote
0 Vote

Chương trình Phát triển Văn hóa đọc - Reading Enrichment Program (RE) được GNI triển khai từ năm 2016, hướng đến các đối tượng là trẻ em và tất cả người dân trong cộng đồng. Mục tiêu của chương trình là phát triển thói quen, tạo hứng thú và xây dựng kỹ năng đọc; hướng tới cộng đồng giàu tri thức và chủ động trong việc nâng cao tri thức.

Từ khi triển khai chương trình, GNI đã hỗ trợ xây dựng và thiết lập 176 thư viện trường học/thư viện góc lớp, 13 thư viện cộng đồng với hơn 139.000 đầu sách và triển khai hàng loạt các phong trào phát triển văn hóa đọc với hàng nghìn người tham gia.

  • Hạng mục

    Hạng mục dự án

  • Thời gian

    Từ 2016 đến nay

Phần 1

Bối cảnh ra đời của dự án/
sáng kiến

Văn hóa đọc gắn liền với giáo dục - là tiền đề cũng như điều kiện để trang bị và mở rộng tri thức cho học sinh nói riêng và người đọc nói chung. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất thư viện tại cộng đồng và trong trường học ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu đọc sách và tìm kiếm thông tin của người đọc. Hơn nữa, trong bối cảnh thời đại số và sự phát triển công nghệ thông tin, học sinh và cộng đồng gặp khó khăn trong việc phân loại và lựa chọn các nguồn thông tin thiết thực cho học tập và đời sống của mình. Quyền được tiếp cận thông tin của trẻ em và người dân trong cộng đồng còn chưa được đảm bảo.

Theo Khảo sát đã được GNI triển khai tại các địa bàn dự án, hệ thống thư viện chưa phát triển đồng đều, thiếu nhiều cơ sở về vật chất và nhân lực quản lý. Với điều kiện kinh tế hạn hẹp, nhiều trường và địa phương chưa có thư viện, hoặc thư viện chưa cung cấp được dịch vụ đáp ứng nhu cầu của học sinh và người dân. Số đầu sách trong thư viện tại các trường chủ yếu đáp ứng cho việc mượn sách giáo khoa hàng năm của trẻ, nguồn tài liệu thông tin, giải trí và bổ trợ kỹ năng còn rất nghèo nàn và ít được cập nhật.

Ngay từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam (2005), GNI đã hỗ trợ xây dựng và nâng cấp thư viện trường, tổ chức thi đọc sách, tổ chức ngày hội văn hóa - thể thao. Dựa trên kết quả và những phản hồi tích cực từ cộng đồng, GNI xác định Phát triển văn hóa đọc là hoạt động chiến lược và thiết kế một chương trình mang tính quy mô và toàn diện hơn.

Phát triển văn hóa đọc- Ảnh 6.

Phần 2

Mục tiêu và động lực để thực hiện dự án

Mục tiêu:

Đứng trước bối cảnh trên, GNI phát triển chương trình Phát triển Văn hóa đọc. Bằng cách thành lập thư viện và cung cấp nguồn tài liệu GNI mong muốn tăng khả năng tiếp cận thông tin, đảm bảo mang đến nguồn thông tin chất lượng và hữu ích dành cho trẻ em và người dân. Đồng thời, chương trình ra đời cũng nhằm mục tiêu hình thành thói quen đọc và phát triển kỹ năng đọc. Thông qua việc đọc, người dân sẽ được nâng cao hiểu biết, vận dụng khoa học-kỹ thuật vào đời sống, từ đó nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần.

Phát triển văn hóa đọc- Ảnh 9.

Động lực

Hình thành thói quen đọc, phát triển kỹ năng đọc cho trẻ em và người dân trong cộng đồng là nền tảng cho một cộng đồng giàu tri thức và chủ động trong việc nâng cao tri thức. Từ việc đọc sách, học sinh, thủ thư và giáo viên được rèn luyện khả năng tự học, phát triển tri thức và kỹ năng, tăng cường ý thức trách nhiệm, hình thành thói quen hành động và tư duy có mục tiêu định hướng. Các cá nhân tác động tới nhà trường và gia đình từ đó ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng (thôn/xóm xã), giúp cộng đồng có nguồn lao động chất lượng cao hơn, hỗ trợ giải quyết các vấn nạn an sinh xã hội tại địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội.

Phát triển văn hóa đọc- Ảnh 13.

Phần 3

Hoạt động và phạm vi
thực hiện

Chương trình Phát triển Văn hóa đọc - Reading Enrichment Program (RE) được GNI triển khai từ năm 2016, hướng đến các đối tượng là trẻ em và người dân trong cộng đồng ở những tỉnh thành như Hòa Bình (huyện Thịnh Lang, Mai Châu, Tân Lạc), Tuyên Quang (huyện Sơn Dương), Hà Giang (huyện Quang Bình), Thanh Hóa (Vĩnh Lộc).

Từ khi triển khai chương trình, GNI đã hỗ trợ xây dựng, bổ sung sách và trang thiết bị ở 176 thư viện trường học/thư viện góc lớp, triển khai 13 thư viện cộng đồng với hơn 139.000 đầu sách; triển khai hàng loạt các phong trào phát triển văn hóa đọc với hàng nghìn người tham gia. Mô hình thư viện lưu động nhằm luân chuyển sách giữa thư viện các trường hoặc thư viện các xóm trên cùng xã cũng đã được phát triển.

Chương trình đã mở rộng thêm các hoạt động khuyến khích học sinh tự đọc - tự tìm hiểu như viết cảm nhận sách - tích điểm - đổi quà, giới thiệu sách theo các chuyên đề thông qua các sản phẩm của học sinh, tổ chức ngày hội văn hóa đọc.

Đối với giáo viên, chương trình đưa ra các hướng dẫn về kỹ năng đọc sách cho trẻ và các tổ chức các hoạt động đọc sách trong nhà trường.

Tại thôn/xóm, chương trình đã thành lập nhóm nòng cốt phát triển văn hóa đọc như Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi.... Ở mỗi nhóm sẽ cử đại diện thực hiện việc quản lý và phát triển thư viện. Chương trình còn phát động các phong trào xây dựng thư viện và đọc sách trong cộng đồng như gia đình đọc sách, đọc sách cho con, góp sách/vật liệu thành lập tủ sách chung tại các nhà văn hóa.

Phát triển văn hóa đọc- Ảnh 15.

Phần 4

Sáng kiến/ phát kiến
của dự án

Chương trình Văn hoá đọc được nghiên cứu và triển khai dựa trên khung logic đảm bảo tính liên kết và tác động lâu dài. Đi cùng với đó, mô hình thư viện được thiết kế với màu sắc hấp dẫn, không gian mở hiện đại, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đa dạng với các đầu sách,... Nhờ vậy, các thư viện đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của trẻ, lực lượng nòng cốt trong việc lan tỏa thói quen đọc sách.

GNI còn thành lập các CLB Đọc sách tại trường học, các nhóm nòng cốt phát triển văn hóa đọc tại cộng đồng để tự quản lý thư viện cũng như triển khai các hoạt động phát triển văn hóa đọc tại chính địa phương của mình. Đối với các CLB đọc sách, bên cạnh hoạt động đọc sách định kỳ tại thư viện, với sự ủng hộ của nhà trường, các em còn thực hiện các giờ đọc sách trên lớp, đọc phát thanh tại trường,... Những hoạt động này đã nhanh chóng được các học sinh hưởng ứng, từ đó góp phần thúc đẩy phong trào đọc tại các trường học.

Ngoài những hoạt động offline, chương trình còn tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để tuyên truyền phong trào đọc sách. Việc phát động hay tổ chức các cuộc thi online không những dễ dàng tiếp cận đến nhiều bạn trẻ mà còn được triển khai với nhiều hình thức hấp dẫn và thu hút. Nhờ vậy, chương trình vừa đồng thời duy trì và thu hút một nhóm đọc sách trên mạng xã hội Facebook thông qua các cuộc thi, thúc đẩy phát triển văn hóa đọc trên tất cả các địa bàn dự án.

Phát triển văn hóa đọc- Ảnh 17.

Phần 5

Triển khai thực hiện
và chi phí

Để chương trình có thể đạt được mục tiêu đã đề ra, GNI vừa đồng thời cung cấp các hỗ trợ nền tảng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách vừa triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho các đối tượng hưởng lợi. GNI xây dựng, cải tạo và thiết lập các thư viện trường học, thư viện góc lớp, thư viện cộng đồng ở các địa phương. Bởi GNI tin rằng, việc được tiếp cận và chủ động trong việc nâng cao tri thức không chỉ góp phần thay đổi hành vi mà còn giúp cộng đồng ngày càng phát triển hơn nữa.

Tùy thuộc vào quy mô và địa bàn, chi phí dành cho việc thiết lập thư viện trường học, góc lớp hay ở cộng đồng là có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các chi phí về cơ sở vật chất - trang thiết bị cho thư viện ở bất kỳ địa phương nào cũng đều được GNI hỗ trợ từ 90% - 100% chi phí triển khai. Ngoài ra, GNI cũng hỗ trợ toàn bộ chi phí để triển khai các hoạt động hướng đến nâng cao năng lực như thành lập và vận hành các CLB đọc sách, thành lập nhóm nòng cốt hay triển khai các phong trào phát triển văn hóa đọc. Chi phí cho các hoạt động phát triển văn hóa đọc của GNI khoảng vài chục triệu đến hơn tỷ đồng tùy thuộc vào từng hoạt động hay địa bàn triển khai.

Phát triển văn hóa đọc- Ảnh 20.

Phần 6

Kết quả đạt được

120

thư viện góc lớp

130.000

đầu sách

52

thư viện trường học được xây mới/cải tạo

1.609

trang thiết bị hỗ trợ cho thư viện trường

13

cộng đồng thư viện được vận hành

92

phong trào/ hoạt động được tổ chức

11.161

người tham gia

5

CLB đọc sách trong nhà trường

Phần 7

Tiềm năng nhân rộng
mô hình

Dựa trên các kết quả đã đạt được, GNI tiếp tục duy trì và mở rộng các hoạt động về hỗ trợ phát triển kỹ năng đọc tại các địa bàn hoạt động dự án của GNI. Đặc biệt, để có thể phát triển hơn nữa dự án trong thời gian tới, việc hỗ trợ cơ sở vật chất - trang thiết bị được xem là công tác cần được chú trọng để lan toả văn hóa đọc. Do đó, GNI sẽ đẩy mạnh triển khai với những nỗ lực trong việc kêu gọi các đơn vị đồng hành.

Phát triển văn hóa đọc- Ảnh 21.

Về chúng tôi

Truy cập trang web của chúng tôi

Các hình ảnh, video, thông tin, dữ liệu về dự án được đăng tải trên landing page (trang thông tin dự án) này
do cá nhân/ tổ chức đăng ký tham gia giải thưởng cung cấp và chịu trách nhiệm về bản quyền và tính hợp pháp theo quy định pháp luật.

null