Nền tảng xã hội thiện nguyện
Thư viện sáng kiến
01/12/2023 11:01
Đơn vị thực hiện
-
Hạng mục
DỰ ÁN
-
Thời gian
TỪ 2021 ĐẾN NAY
-
Lĩnh vực
SỨC KHỎE VÀ THỊNH VƯỢNG CỘNG ĐỒNG
Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động nhân đạo, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã chủ trì xây dựng và phát triển App Thiện nguyện, nhằm hướng đến sự minh bạch hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội, các chủ thể tham gia hoạt động từ thiện nhân đạo các giải pháp tài chính và ứng dụng công nghệ tự động hoá, thông minh và thuận tiện.
Hoạt động từ tháng 9/2021, tính đến ngày 19/5/2023, ứng dụng Thiện nguyện sở hữu gần 900.000 thành viên tham gia, đã và đang phát động gần 1900 chiến dịch, vận động ủng hộ hơn 211 tỉ đồng. Dự án đạt mục tiêu đến năm 2025 trở thành mạng xã hội thiện nguyện đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng thiện nguyện minh bạch.
Dự án này đã góp phần thực hiện vào chương trình chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tài chính toàn diện, đồng thời lan tỏa tinh thần, chuyển đổi nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành Ngân hàng về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số trong hoạt động Ngân hàng.
Phần 1
Bối cảnh ra đời của dự án
Ngoài hoạt động kinh doanh, MB cũng tập trung phụng sự xã hội khi là đơn vị được Chính phủ giao nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi số, xây dựng và phát triển nền tảng nhân đạo số nhằm thúc đẩy tính minh bạch và gắn kết cộng đồng theo Quyết định số 3068 ngày 23/10/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ. App Thiện nguyện do MB phát triển đã chính thức ra mắt vào tháng 9/2021 và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Nội dung chính trong Nội dung Quyết định bao gồm:
- Giao MB xây dựng và cung cấp nền tảng nhân đạo số cho các đối tượng hưởng lợi từ hoạt động nhân đạo (các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nhân đạo, Hội chữ thập đỏ Việt nam và các tổ chức chính trị xã hội khác); duy trì, vận hành và nâng cấp nền tảng nhân đạo số nhằm đảm bảo tính liên tục của hoạt động nhân đạo. MB chịu trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, kêu gọi các cộng đồng, tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng nền tảng nhân đạo số trong công tác xã hội. MB có trách nhiệm cung cấp miễn phí tài khoản thiện nguyện, hạ tầng ví thiện nguyện cho người dùng của hệ thống.
- Giải pháp công nghệ tích hợp do MBBank phát triển là ứng dụng mạng xã hội thiện nguyện tiên phong tại Việt Nam, kết nối những tấm lòng hảo tâm với những người có hoàn cảnh khó khăn một cách minh bạch.
- Dự án của MBBank không chỉ đáp ứng yêu cầu của chương trình chuyển đổi số quốc gia, mà còn phù hợp với yêu cầu của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong việc số hoá, quản lý và vận động nguồn lực ủng hộ cho các địa chỉ nhân đạo.
Phần 2
Sáng kiến - phát kiến của dự án
Năm 2022, tài khoản và ứng dụng thiện nguyện được vinh danh tại giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2022 do Hội Truyền thông số tổ chức (tháng 10) và được vinh danh Giải A, hạng mục cao nhất trong cuộc Cuộc thi Sáng kiến vì cộng đồng lần thứ 4 do Tạp chí Cộng sản tổ chức tháng 11/2022 và được ghi nhận ở những sáng tạo nổi bật sau:
- Lần đầu trên Thế giới, tài khoản thanh toán ngân hàng chỉ có 4 số, đồng thời có tính năng tự động công khai sao kê theo đáp ứng nhu cầu của cộng đồng thiện nguyện, đặc biệt các cá nhân hoạt động hoàn toàn độc lập.
- Lần đầu tại Việt Nam ngày 27/4/2022, tài khoản và ứng dụng thiện nguyện đã được sử dụng trong Lễ phát động Tháng nhân đạo 2022 do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức có sự tham dự chỉ đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Đây cũng là lần đầu tiên, tài khoản và ứng dụng thiện nguyện được phát động ở quy mô quốc gia nhằm vận động toàn dân đóng góp ủng hộ thay thế cho hình thức nhắn tin ủng hộ qua Cổng thông tin nhân đạo quốc gia trước đây.
- Lần đầu tiên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam: Một sản phẩm tài khoản thanh toán chỉ bao gồm 4 chữ số và có thể tự động công khai sao kê cho tất cả mọi đối tượng. Ngoài ra, tên gọi tài khoản thanh toán thiện nguyện cũng được MB chuẩn bị hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ.
Phần 3
Mục tiêu - tầm nhìn dự án
Động lực chính xuất phát từ chính nhu cầu xã hội cùng năng lực công nghệ, tâm huyết của ngân hàng cần một công cụ số phục vụ cộng đồng cho hoạt động an sinh xã hội. Bao gồm:
- MB có được sự ủng hộ của lãnh đạo Chính phủ khi chấp nhận để ngân hàng tham gia thực hiện cấu phần iNhandao trong đề án.
- MB là ngân hàng chuyển đổi số rất mạnh trong giai đoạn 5 năm qua (từ 2017). Không chỉ sở hữu 1.500 nhân sự làm công nghệ thông tin, MB còn sở hữu cơ số những giải pháp chuyển đổi số “Make in MB” mà không cần phải thuê đối tác hay công ty nước ngoài. Do vậy, MB hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong việc xây dựng nền tảng số thiện nguyện đầu tiên của Việt Nam.
Dự án phù hợp với chiến lược của MBBank là một tổ chức mang tính phụng sự cao. Được truyền cảm hứng rất lớn từ cộng đồng những người Việt Nam, không chỉ có trái tim ấm, sẵn sàng sẻ chia mà MB còn có một tư duy, cách làm chuyên nghiệp, đề cao giá trị minh bạch, bền vững. Chính sự lan toả, kết nối của cộng đồng những người tiên phong này đã góp phần mở rộng nền tảng với tốc độ nhanh chóng và gần như không cần dùng đến kênh quảng cáo cho nền tảng.
Phần 4
Quá trình triển khai - Phạm vi - Chi phí của dự án
Quá trình triển khai - Phạm vi thực hiện
Bên cạnh đồng hành với các tổ chức chính trị xã hội như Hội Chữ thập đỏ, Mạng lưới tình nguyện viên quốc gia, Cộng đồng tình nguyện viên Việt Nam… Giải pháp đã được nhiều tổ chức có hoạt động CSR thường xuyên như Báo Tiền Phong, Báo Thể thao văn hoá, Chuyên mục Nhịp cầu nhân ái Đài truyền hình Việt Nam, Quỹ Sống, Operation Smile, Quỹ Hạnh phúc Cho mọi người, Quỹ phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội, Quỹ Thiên Kim Fund, Quỹ Kim Oanh, Thiên Kim Fund, TreeBank, Bệnh viện Quân đội 175, Bệnh viện Quân đội 103...
Bên cạnh đó, giải pháp cũng được nhiều cá nhân có kinh nghiệm và uy tín tham gia và chia sẻ trong cộng đồng như Ca sĩ Thái Thuỳ Linh; Doanh nhân Tạ Minh Tuấn gương mặt Forbes 30 Under 30 Châu Á; Nhà báo Hoàng Trường Giang, Nhà hoạt động xã hội Hoàng Hoa Trung Forbes 30 Under 30 Việt Nam, Nhà hoạt động xã hội MC Phan Anh, Nhà báo/Sáng lập chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly Phạm Thu Uyên, Dương Hải Anh – Gương mặt trẻ Việt nam tiêu biểu 2022.
Các chiến dịch do các cá nhân điều hành và có sức lan tỏa lớn có thể kể đến:
- Tháng 1/2022, “Người Việt thương nhau” do Ca sĩ Thái Thuỳ Linh kêu gọi khi Hà Nội trở thành tâm điểm mới của đại dịch Covid 19. Chiến dịch đã vận động được 1,61 tỷ đồng từ 1.341 nhà hảo tâm.
- Tháng 4/2022, “Đạp xe xuyên Việt xây trường cho em” do nhà vô địch WBA Châu Á, Lê Hữu Toàn thực hiện trong vòng 14 ngày với hơn 400 triệu được gây quỹ thành công. Sự kiện còn thu hút được nhiều cơ quan báo chí với hàng chục bài báo đưa tin.
- Tháng 6/2022, “Xây trường Nghị lực sống” do Chị Nguyễn Thị Vân người được bình chọn là một trong 100 người phụ nữ truyền cảm hứng và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2019 đã kêu gọi ủng hộ nhằm hiện thực hóa ước mơ giúp 200 học viên là người khuyết tật được đào tạo và có việc làm phù hợp.
- Tháng 9/2022, phóng sự “Bữa ăn mì tôm chan mèn mén của học trò vùng cao” phát sóng trên chuyên mục Việc tử tế, VTV24 đã thật sự chạm đến trái tim của hàng triệu khán giả, thu hút hơn hàng trăm ngàn lượt tương tác trên MXH. Chỉ sau hơn 1 tháng, sự kiện đã tiếp nhận được số tiền ủng hộ đến nay đã đạt hơn 2,1 tỷ đồng, vượt xa kỳ vọng ban đầu.
- Tháng 10/2022, chiến dịch “Hỗ trợ đồng bào bị bão Noru” do MC Phan Anh kêu gọi đã nhận được hơn 1,3 tỷ đồng ủng hộ từ 3.054 nhà hảo tâm chỉ sau hơn 1 ngày so với kế hoạch dự kiến 5 ngày.
- Tháng 11 nhân kỷ niệm 27 năm thành lập, chiến dịch “Cùng MB phủ xanh Việt Nam” hợp tác cùng Quỹ Sống bền vững (Sống Foundation) nhằm gây quỹ trồng rừng, phủ xanh 14 ha rừng tại Ninh Thuận đã thu hút được gần 100 ngàn người ủng hộ, với hơn 1 triệu lượt ủng hộ. Trở thành một trong những chiến dịch cộng đồng thu hút lượt ủng hộ lớn nhất tại Việt Nam.
Phần 5
Kết quả đạt được
Phần 6
Tiềm năng nhân rộng mô hình
Tại Việt Nam có rất nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện. Đây sẽ là các chủ thể chính, quan trọng tham gia và quyết định sự phát triển của nền tảng, bao gồm: Các tổ chức chính trị, xã hội gồm Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam…
Các cơ quan truyền thông ở các cấp (báo chí, phát thanh, truyền hình) và hệ thống mạng xã hội đã và đang thúc đẩy các hoạt động nhân đạo, từ thiện phát triển mạnh mẽ là kênh xã hội để thu hút và lôi cuốn các đối tượng tham gia.
Hoạt động nhân đạo, từ thiện do các tổ chức tôn giáo tiến hành ngày càng phong phú, đa dạng, đã và đang thu hút sự tham gia của ngày càng đông đảo tín đồ, phật tử và các tầng lớp nhân dân.
Sự tham gia của các cơ quan chính quyền, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã và đang tạo thêm nguồn lực chăm lo cho người nghèo và những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động nhân đạo tại Việt Nam có tác động tích cực nhiều mặt đến một bộ phận người nghèo, cộng đồng dễ bị tổn thương.
Đặc biệt với sự ra đời của Nghị định số 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã tạo điều kiện cho các cá nhân, nhóm từ thiện tự nguyện, tự phát đủ cơ sở để tham gia hoạt động từ thiện nhân đạo, qua đó, lôi cuốn sự tham gia ngày càng đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
Bản quyền và tính hợp pháp của các hình ảnh, video, thông tin, dữ liệu về dự án được đăng tải trên landing page (trang thông tin dự án) này do cá nhân/ tổ chức đăng ký tham gia giải thưởng cung cấp và chịu trách nhiệm.