Kinh tế tuần hoàn nhựa

Hạng Mục

Thư viện sáng kiến

Thời gian

01/12/2023 11:37

Đơn vị thực hiện

  • Hạng mục

    DỰ ÁN

  • Thời gian

    TỪ 2020 ĐẾN NAY

  • Lĩnh vực

    SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG TRÁCH NHIỆM

Kinh tế tuần hoàn nhựa- Ảnh 2.

Lượng chất thải rắn phát sinh của Việt Nam có tốc độ tăng khoảng 10% mỗi năm. Mỗi ngày cả nước phát sinh khoảng hơn 60.000 tấn, có khoảng 15% lượng rác thải thu gom được tái chế hoặc tái sử dụng, số còn lại bị chôn trong các bãi chôn lấp rác, thải ra nguồn nước hoặc đốt ngoài trời. Theo một báo cáo của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới, Việt Nam lãng phí gần 3 tỉ USD vì không tái chế hết rác thải nhựa từ sinh hoạt và đối diện với tình trạng ô nhiễm nhựa rất đáng lo ngại.

Với thông điệp xuyên suốt 27 năm qua “Kinh doanh có trách nhiệm, mang lại lợi ích cho con người và giảm thiểu tác động đến môi trường”. Unilever luôn tích cực thúc đẩy các sáng kiến để cải thiện vật liệu bao bì. Đến nay, Unilever Việt Nam đã đạt 63% bao bì có khả năng tái chế hoặc dễ dàng phân hủy, đồng thời cắt giảm 52% lượng nhựa nguyên sinh trong sản xuất bao bì nhờ vào việc cắt giảm trực tiếp và sử dụng nhựa tái chế. Điển hình như các sản phẩm chăm sóc gia đình của Unilever sẽ loại bỏ 100% nguồn nguyên liệu từ carbon hóa thạch không thân thiện với môi trường. Tính đến nay, một số sản phẩm từ Omo, Comfort, Sunlight, Cif, Lifebuoy đều đạt những tiêu chí công thức sản phẩm giúp tiết kiệm nước và có khả năng phân hủy sinh học. Ngoài ra, vỏ chai sản phẩm từ Comfort, Sunlight, Cif, Lifebuoy, Vim cũng đã có chứa 25-100% nhựa tái sinh PCR. 

Phần 1

Bối cảnh ra đời của dự án

Theo báo cáo Nghiên cứu Thị trường cho Việt Nam – Cơ hội và Thách thức đối với Tuần hoàn Nhựa do IFC và Ngân hàng Thế giới thực hiện, mỗi năm có đến 2,62 tấn rác thải nhựa không được tái chế, dẫn đến hao hụt 75% giá trị vật liệu của nhựa, tương đương 2,2 - 2,9 tỉ USD mỗi năm. Ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú nhưng chưa phát triển với tỷ lệ tái chế nhựa chỉ đạt mức 33%. Nguyên nhân chính là do nhu cầu về nhựa tái sinh (PCR) chưa cao khi việc sử dụng nhựa nguyên sinh luôn dễ dàng và chi phí thấp hơn.

Trong những nỗ lực bảo vệ màu xanh Trái Đất, Unilever VN luôn đề cao việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Đây là xu hướng phát triển bền vững, hướng đến 2 mục tiêu: Ứng phó với sự cạn kiệt của tài nguyên đầu vào và nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Mô hình kinh tế tuần hoàn nhựa sẽ là động lực chính để công ty thực hiện mục tiêu đưa nhựa vào vòng tuần hoàn, vừa bảo vệ môi trường vừa tăng hiệu quả kinh tế.

Kinh tế tuần hoàn nhựa- Ảnh 3.

Phần 2

Sáng kiến - phát kiến của dự án

Đột phá, sáng tạo và đầy nhân văn, “Kinh tế tuần hoàn nhựa” của Unilever không chỉ là một dự án mà còn hướng tới tương lai bền vững.

Cách mạng trong truyền thông: Nhận thức rõ ràng về việc cần phải thay đổi cách tiếp cận truyền thông để tạo ảnh hưởng sâu rộng, dự án đã sáng tạo ra những chiến dịch truyền thông mới mẻ và gần gũi với giới trẻ, trong đó có bài hát “Tách nhựa". Bài hát không chỉ gia tăng nhận thức về việc tái chế nhựa mà còn trở thành cầu nối văn hóa, khơi dậy cảm hứng và tạo mối liên kết mạnh mẽ với thế hệ trẻ, sử dụng âm nhạc như một ngôn ngữ chung để lan tỏa thông điệp tái chế.

Khai mở kỷ nguyên tái chế nhựa mềm: Unilever tiên phong cùng tìm tòi và phối hợp với các đơn vị phân loại và xử lý, tái chế bao bì nhựa mềm để có thể đưa ra các giải pháp bền vững đối với loại rác thải nhựa này. Dự án đã mở ra một hướng đi mới bằng việc đầu tư vào công nghệ và quy trình để có thể tái chế loại bao bì này, góp phần bảo vệ môi trường và tận dụng nguồn lực.

Hợp tác với chị em thu gom ve chai: Dự án không chỉ tập trung vào việc tăng cường sản xuất thông qua việc tái chế, mà còn chú trọng đến việc hỗ trợ cải thiện cộng đồng người thu gom ve chai. Bằng việc làm việc trực tiếp với họ, dự án hỗ trợ họ không chỉ về mặt kinh tế mà còn giúp họ nâng cao kiến thức và kỹ năng, đảm bảo sức khỏe lao động từ đó tôn vinh những người anh hùng thầm lặng tạo điều kiện để họ có một cuộc sống tốt đẹp và ổn định hơn.

Kinh tế tuần hoàn nhựa- Ảnh 4.
Kinh tế tuần hoàn nhựa- Ảnh 5.

Phần 3

Mục tiêu - tầm nhìn dự án

Mục tiêu

Unilever đặt ra mục tiêu cụ thể trong giai đoạn từ nay đến năm 2025: 100% bao bì của sản phẩm đều có thể tái sử dụng, tái chế hoặc dễ dàng phân hủy; và cắt giảm 50% lượng nhựa nguyên sinh trong sản xuất thông qua 2 hoạt động: giảm sử dụng nhựa nguyên sinh và tăng cường sử dụng nhựa tái chế.

Phấn đấu để vào năm 2025, 30 triệu người dân Việt Nam sẽ tích cực tham gia và tự thực hiện phân loại rác thải tại đầu nguồn.

Dự án không giới hạn phạm vi hoạt động chỉ ở Quận 7, mà dự kiến còn mở rộng ra khắp TP.HCM và các tỉnh thành khác, nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường và tái sử dụng nguồn lực.

Kinh tế tuần hoàn nhựa- Ảnh 6.
Kinh tế tuần hoàn nhựa- Ảnh 7.

Tầm nhìn

Tầm nhìn của Unilever là thúc đẩy sự phát triển bền vững thông qua việc thực hiện các cam kết về môi trường và xã hội, hướng đến mục đích “mang cuộc sống bền vững trở nên phổ biến”. Unilever gồm 3 trụ cột chính: Cải thiện sức khỏe của hành tinh; Cải thiện sức khỏe, sự tự tin và hạnh phúc của con người; Đóng góp vào một xã hội công bằng, hòa nhập hơn cho mọi người.

Động lực của dự án xuất phát từ tầm nhìn về việc cải thiện sức khỏe của hành tinh. Điều này không chỉ phản ánh trách nhiệm với môi trường, mà còn tập trung vào việc chăm sóc và bảo tồn trái đất. Đằng sau mục tiêu này là mong muốn tạo ra một tương lai bền vững, nơi con người và thiên nhiên cùng phát triển hài hòa, với một lối sống xanh và ý thức bảo vệ môi trường.

Kinh tế tuần hoàn nhựa- Ảnh 8.

Kinh tế tuần hoàn nhựa- Ảnh 9.

Phần 4

Quá trình triển khai - Phạm vi - Chi phí của dự án

Quá trình triển khai - Phạm vi thực hiện

Với quyết tâm giảm thiểu rác thải nhựa và phát triển kinh tế xanh, trong những năm qua Unilever đã xây dựng chiến lược quản lý nhựa gồm 3 mục tiêu chính: cải thiện vật liệu bao bì để tăng cường khả năng tái chế; giảm thiểu sử dụng nhựa nguyên sinh; thu gom và tái chế nhiều hơn lượng nhựa đưa ra thị trường.

Unilever đã tích cực hợp tác với các cơ quan chính phủ, đối tác doanh nghiệp và chuỗi cung ứng thực hiện các hoạt động để góp phần giải quyết vấn đề rác thải nhựa tại Việt Nam.

Năm 2020, “Đổi rác lấy quà” trở thành mô hình thu gom rác thải nhựa trong cộng đồng mở đầu tại Hà Nội đã thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen về việc phân loại rác tại nguồn cho hơn 41.400 hộ gia đình, 32 trường học với hơn 15.000 học sinh.

Năm nay, Unilever tiếp tục phối hợp với UBND Quận 7 để triển khai thường kỳ hoạt động này tại Thành phố Hồ Chí Minh. Người dân có thể phân loại và mang rác tới các điểm thu gom để nhận lại quà tặng. Thông qua các nỗ lực của mình, Unilever mong muốn mỗi cá nhân, gia đình hiểu rõ vai trò quan trọng của việc phân loại rác nhựa tại nhà để hỗ trợ mang nhựa quay lại phục vụ cho đời sống và hoạt động sản xuất thay vì gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, Unilever tích cực hợp tác và đồng hành cùng các đối tác trong chuỗi cung ứng như Central Retail để thay đổi thói quen, nâng cao nhận thức tiêu dùng ngay từ các điểm mua hàng. Với chương trình này, Unilever Việt nam cộng tác với các đối tác trong chuỗi giá trị nhằm hỗ trợ phân loại, thu gom và tái chế chất thải nhựa từ các trung tâm Thương mại. Hoạt động này sẽ giúp cụ thể hóa mô hình phân loại rác thải nhựa tại nguồn để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu gom và tái chế rác thải nhựa. Việc này cũng giúp tối ưu hóa nguồn rác thải nhựa thu gom thông qua các chương trình hợp tác để tái chế và cung cấp hạt nhựa PCR cho ngành sản xuất bao bì trong nước.

Kinh tế tuần hoàn nhựa- Ảnh 10.

Chi phí

Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn nhựa là giải pháp mà Unilever đã bền bỉ theo đuổi trong nhiều năm qua. Mô hình này giải quyết được hai vấn đề: giảm thiểu ô nhiễm nhựa và tiết kiệm tài nguyên. Hợp tác với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng gần 30 đối tác bao gồm doanh nghiệp tái chế, NGOs, các tổ chức dân sự xã hội… Unilever đã tạo ra một liên minh thúc đẩy các hành động và sáng kiến hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn nhựa tại Việt Nam.

Bên cạnh việc xây dựng và triển khai chiến lược quản lý nhựa hiệu quả trong nội bộ, trong những năm qua, Unilever Việt Nam còn triển khai nhiều hoạt động trên một số địa bàn đông dân để tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen về tiêu dùng có trách nhiệm, giúp người dân hiểu rõ vai trò quan trọng của việc phân loại rác nhựa tại nhà một cách triệt để, hỗ trợ mang nhựa quay lại phục vụ cho đời sống và hoạt động sản xuất thay vì gây ô nhiễm môi trường.

Kinh tế tuần hoàn nhựa- Ảnh 11.

Phần 5

Kết quả đạt được

Kinh tế tuần hoàn nhựa- Ảnh 12.

Phần 6

Tiềm năng nhân rộng mô hình

Là đơn vị tiên phong thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn cho rác thải nhựa, những thành công ban đầu của dự án không chỉ mang tới những kết quả đáng khích lệ để Unilever tiếp tục kiên định trên hành trình của mình, mà còn tạo cảm hứng cho các đối tác, trong chuỗi, các doanh nghiệp tại Việt Nam nỗ lực xây dựng các hoạt động kinh doanh giảm thiểu tác động tới môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững cho doanh nghiệp, cho đất nước.

Dự án mang đến một tầm nhìn tiên tiến cho tương lai, không chỉ ở Việt Nam mà còn có tiềm năng lan rộng ra toàn khu vực, bằng cách đặt nền móng cho việc phân loại rác thải ngay tại đầu nguồn. Điều này không chỉ tối ưu hóa quy trình thu gom rác mà còn tạo điều kiện để phân loại rác thải một cách hiệu quả hơn, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc tái chế và quản lý rác thải bền vững.

Thông qua việc tăng cường sử dụng nhựa tái sinh, dự án hướng tới việc giảm bớt lượng rác nhựa đưa vào môi trường, giảm tải cho các bãi rác và cùng với đó là việc giảm lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường.

Cuối cùng, thông qua việc thúc đẩy các đối tác và người dân hành động, dự án sẽ tạo ra một làn sóng thay đổi ý thức trong cộng đồng. Bằng cách giáo dục và truyền thông mạnh mẽ, người dân sẽ trở nên tự giác hơn trong việc giảm thải rác nhựa, từ đó chung tay bảo vệ sức khỏe hành tinh, một hành động nhỏ nhưng lại mang tầm quan trọng lớn.

Kinh tế tuần hoàn nhựa- Ảnh 13.
Kinh tế tuần hoàn nhựa- Ảnh 14.
Kinh tế tuần hoàn nhựa- Ảnh 15.
Kinh tế tuần hoàn nhựa- Ảnh 16.
Kinh tế tuần hoàn nhựa- Ảnh 17.

Bản quyền và tính hợp pháp của các hình ảnh, video, thông tin, dữ liệu về dự án được đăng tải trên landing page (trang thông tin dự án) này do cá nhân/ tổ chức đăng ký tham gia giải thưởng cung cấp và chịu trách nhiệm.

null