Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam

Hạng Mục

Thư viện sáng kiến

Thời gian

01/12/2023 15:44

  • Hạng mục

    DỰ ÁN

  • Thời gian

    TỪ 2017 ĐẾN NAY

  • Lĩnh vực

    SỨC KHỎE VÀ THỊNH VƯỢNG CỘNG ĐỒNG

Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 2.

Tổ chức Viện trợ Nhân dân Na Uy - NPA thiết lập hoạt động tại Việt Nam vào năm 2007, hướng tới giải quyết những hậu quả lâu dài của bom mìn vật nổ (BMVN) đang ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế người dân trên khắp đất nước. Để thực hiện được tầm nhìn dài hạn, hỗ trợ đường hướng chiến lược cũng như mục tiêu của các cơ quan quản lý hành động bom mìn cấp tỉnh và cấp quốc gia, NPA hỗ trợ và thực hiện hoạt động khảo sát dấu vết bom đạn chùm (CMRS), rà phá, xử lý hủy nổ bom mìn lưu động (EOD) và giáo dục nguy cơ BMVN (EORE). Song song với đó, NPA cũng triển khai nhiều dự án nâng cao năng lực nhằm hỗ trợ các đối tác hành động bom mìn cấp tỉnh và cấp quốc gia, từ đó góp phần đảm bảo tính bền vững của hoạt động hành động bom mìn.

Năm 2023, NPA đang thực hiện các dự án CMRS, rà phá BMVN và EOD tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế, giáo dục phòng tránh nguy cơ BMVN tại tỉnh Kon Tum và nhiều hoạt động nâng cao năng lực khác. 

Phần 1

Bối cảnh ra đời của dự án

Dù chiến tranh đã kết thúc hàng thập kỷ, cuộc sống và sinh kế của người dân ở Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi bom đạn chùm (BĐC) và các loại vật nổ khác (BMVN) nằm rải rác trên cả nước sau các cuộc chiến tranh kéo dài từ những năm 1950 đến những năm 1970. Theo ước tính, có đến hàng triệu tấn bom mìn, vật nổ (BMVN) đã được sử dụng trong các cuộc chiến kéo dài, để lại hàng trăm nghìn tấn BMVN trên toàn quốc. Theo đánh giá của Chính phủ Việt Nam, toàn bộ 63 tỉnh thành trên cả nước đều bị ô nhiễm bởi BMVN với các mức độ khác nhau với tổng số diện tích đất bị ô nhiễm chiếm đến 18% tổng diện tích cả nước, đặc biệt có những địa phượng bị ô nhiễm đến 80% diện tích. Chính vì vậy, Việt Nam là một trong những nước có mức độ ô nhiễm BMVN cao trên thế giới, trong đó, đặc biệt là ô nhiễm BĐC khi Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng lớn nhất từ BĐC

Kể từ năm 1975, các tai nạn do BMVN ở Việt Nam ước tính đã tác động đến hơn 105.000 người dân, khiến 38.000 người chết và 66.000 người bị thương. Tuy nhiên, số liệu thống kê cập nhật đầy đủ và thực tế trên toàn quốc không có sẵn, nên con số này có thể là sự ước tính tương đối.

Nhằm hỗ trợ Chính phủ và người dân Việt Nam loại bỏ tàn dư của BĐC và BMVN còn sót lại sau chiến tranh, tổ chức Viện trợ Nhân dân Na Uy (NPA), với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực hành động bom mìn trên hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới, đã tiến hành thiết lập chương trình tại Việt Nam từ năm 2007. 

Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 3.

Phần 2

Sáng kiến - phát kiến của dự án

- Năm 2015, NPA phát triển phương pháp khảo sát dấu vết bom đạn chùm CMRS nhằm xác định ranh giới của các khu vực bị ô nhiễm hoặc không bị ô nhiễm bom đạn chùm, xác định khu vực khẳng định ô nhiễm (CHA), dựa trên dấu hiệu trực tiếp. CMRS được các tổ chức hành động bom mìn quốc tế và các nhà tài trợ đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất để xác định quy mô ô nhiễm tàn dư bom đạn chùm tại Việt Nam và Đông Nam Á. Phương pháp này hiện đang được NPA áp dụng tại Việt Nam, Lào và Campuchia.

- Nâng cao vai trò của phụ nữ trong Hành động bom mìn thông qua các hoạt động như: thành lập đội rà phá bom mìn toàn nữ đầu tiên của Việt Nam; 30% trên tổng số nhân viên của NPA là nữ giới và nắm giữ nhiều vị trí quản lý cấp cao trong tổ chức.

- Thử nghiệm đánh giá công cụ dò sâu Scorpion (phát hiện vật nổ ở các mức độ sâu hơn dưới mặt đất) và hệ thống cắt thảm thực vật Bearcat (thay thế phương pháp thủ công, giúp loại bỏ thảm thực vật cho hoạt động rà phá hiện trường).

- Thiết lập một hệ thống cắt bom di động sử dụng cho các loại bom không kích có kích cỡ lớn và khổng thể phá hủy tại chỗ tại Thừa Thiên Huế.

- Đề cao việc môi trường trong Hành động bom mìn: xây dựng một bộ công cụ giám sát khí thải nội bộ nhằm theo dõi và giảm thiểu khí carbon; xây dựng một công cụ xác định và giảm thiểu tác động của hành động bom mìn đối với môi trường.

- Phối hợp với đối tác tại Thừa Thiên Huế để thử nghiệm các bao đựng cát làm từ cỏ bàng (một loại cỏ ở địa phương) để thay thế các bao nhựa đựng cát.

- Phát triển phương pháp Khảo sát Hành động bom mìn toàn diện (TMAS), tích hợp khả năng chống chịu khí hậu cùng khảo sát môi trường vào khảo sát phi kỹ thuật, lập bản đồ nhu cầu giáo dục nguy cơ bom mìn và hỗ trợ nạn nhân.

Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 4.
Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 5.

Phần 3

Mục tiêu - tầm nhìn dự án

Mục tiêu

Từ năm 2004 đến năm 2013, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành khảo sát xác định tình trạng ô nhiễm và tác động của BMVN đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Bản “Báo cáo về tình trạng ô nhiễm BMVN còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam” đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt năm 2018 và kể từ đó đã được sử dụng làm tài liệu tham khảo chính thức về tình trạng ô nhiễm BMVN còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam.

Trong báo cáo về tình trạng ô nhiễm BMVN còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam nêu rõ: “Theo thống kế, cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm đã để lại Việt Nam hàng trăm nghìn tấn BMVN còn sót lại sau chiến tranh trong số hàng triệu tấn đã được sử dụng. BMVN còn sót lại nằm rải rác trong các cộng đồng trên toàn quốc và là nguy cơ tiềm ẩn. Ô nhiễm BMVN ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự xã hội và việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của người dân địa phương. 

Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 6.
Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 7.
Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 8.

Tầm nhìn

Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trong những năm gần đây, tổng số nạn nhân BMVN mỗi năm đều ở mức dưới 50 người, giảm đáng kể so với mức gần 400 người mỗi năm vào thời điểm trước năm 2010. Số vụ tai nạn được cho rằng đã giảm dần, đặc biệt ở một số tỉnh có triển khai thực hiện các hoạt động khảo sát, rà phá và giáo dục nguy cơ BMVN.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy về việc người dân tiếp tục sử dụng các khu đất không an toàn và có bằng chứng về ô nhiễm BMVN vẫn còn rất phổ biến. Hiện trạng này xảy ra thường vì nhu cầu kinh tế, do các khu vực có mức độ ô nhiễm cao nhất cũng là những khu vực nghèo khó và kém phát triển nhất ở Việt Nam. Những nguy hiểm thường trực từ bom đạn chùm và các BMVN khác cũng là mối lo ngại lớn của người dân sinh sống trong các cộng đồng bị ảnh hưởng - và việc loại bỏ mối lo ngại về tai nạn khi sử dụng đất là một trong những tác động có ý nghĩa quan trọng nhất trong hoạt động của NPA tại Việt Nam. 

Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 9.
Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 10.
Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 11.

Phần 4

Quá trình triển khai - Phạm vi - Chi phí của dự án

Quá trình triển khai - Phạm vi thực hiện

Để đạt được mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm bom chùm, giúp người dân có thể sinh sống và làm việc ở khu vực an toàn, NPA đã thiết lập chương trình trên năm tỉnh thành: Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Kon Tum với các hoạt động chính bao gồm:

- Khảo sát dấu vết bom đạn chùm (CMRS) được áp dụng tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế để xác định ranh giới của các khu vực khẳng định nguy hiểm có ô nhiễm bom đạn chùm, thông qua khảo sát phi kỹ thuật và khảo sát kỹ thuật.

- Rà phá hiện trường giao tranh (BAC) tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nhằm tìm kiếm và xử lý có hệ thống và có kiểm soát BMVN còn sót lại sau chiến tranh tại các khu vực khẳng định ô nhiễm bom chùm.

- Hủy nổ bom mìn lưu động (EOD) tại hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế để xác định và phá hủy vật nổ bên ngoài khu vực khẳng định ô nhiễm, thường là tiếp ứng xử lý vật liệu nổ.

- Giáo dục phòng tránh nguy cơ bom mìn, vật nổ (EORE) ở Kon Tum để giảm thiểu thương tích bom mìn, vật liệu nổ gây ra thông qua công tác nâng cao nhận thức của người dân theo phương thức phù hợp với mức độ dễ bị tổn thương, vai trò và nhu cầu khác nhau của từng nhóm đối tượng, đồng thời thúc đẩy thay đổi hành vi.

- Nâng cao năng lực là mối quan hệ đối tác hợp tác lâu dài nhằm tăng cường năng lực của các đối tác cấp quốc gia như Trung tâm Hành động Bom mìn Quốc gia (VNMAC), Trung tâm Hành động bom mìn tỉnh Quảng Trị (QTMAC), Đơn vị cơ sở dữ liệu và điều phối tỉnh Quảng Bình (QB DBCU) và Đơn vị cơ sở dữ liệu tỉnh Thừa Thiên Huế (Hue DBU).

Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 12.
Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 13.
Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 14.

Chi phí

Năm 2022, NPA tự hào khi được tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc giảm thiểu tác động của vật liệu nổ đến đời sống của người dân, giúp họ an tâm làm việc, sinh sống. Để đạt được kết quả đó, NPA đã nhận được nguồn tài trợ ổn định từ Chính phủ Hoa Kỳ và Na Uy, với tổng kinh phí đóng góp hơn 68 triệu NOK, tương đương hơn 6,7 triệu USD.

Các đội NPA đã xác định được hơn 130km2 đất bị ô nhiễm vật liệu nổ thông qua phương pháp khảo sát dấu vết bom đạn chùm; rà sạch hơn 8.700.000 m2 khu vực khẳng định nguy hiểm (CHA); phát hiện và phá hủy an toàn hơn 13.700 vật nổ, chiếm 28% tổng số vật nổ NPA tìm được trên phạm vi toàn cầu.

Chi phí cho mỗi m2 của CHA là 0,05 cent USD, chi phí cho mỗi m2 rà sạch là 0,32 cent USD và chi phí cho mỗi vật liệu nổ được phát hiện và phá hủy là 380 USD. 

Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 15.

Phần 5

Kết quả đạt được

Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 16.

Phần 6

Tiềm năng nhân rộng mô hình

Với kinh nghiệm 16 năm hoạt động trong lĩnh vực Hành động bom mìn tại Việt Nam cùng khả năng hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, NPA Việt Nam luôn hướng tới mục tiêu mở rộng hoạt động tại các tỉnh thành có mức độ ô nhiễm cao và sự hỗ trợ về hành động bom mìn hạn chế.

Cụ thể, bắt đầu từ năm 2022, NPA đã tiến hành đánh giá nhu cầu và thiết lập hoạt động tại tỉnh Kon Tum, một trong những tỉnh thành bị ô nhiễm nặng nề bởi BMVN, đặc biệt là bom đạn chùm. Thông qua các hoạt động ban đầu kết hợp với chính quyền tỉnh, NPA đã thực hiện các buổi giáo dục phòng tránh nguy cơ BMVN trên địa bàn tỉnh, hướng tới các đối tượng dễ bị tổn thương. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm và khu vực ô nhiễm chính xác vẫn chưa được xác định.

Hỗ trợ giáo dục phòng tránh nguy cơ BMVN, khảo sát, rà phá và hủy nổ lưu động là hoạt động vô cùng cấp thiết. Nhất là khi lượng bom mìn ở Việt Nam vẫn còn lớn và những vụ tai nạn thương tâm liên quan đến bom mìn vẫn xảy ra hàng năm. Tháng 3/2023 vừa qua, một vụ tai nạn BMVN tại Kon Tum đã khiến hai người tử vong và ba người bị thương.

NPA Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ chính quyền và người dân các tỉnh bị ảnh hưởng bởi BMVN sau chiến tranh, chia sẻ kinh nghiệm và mở rộng hoạt động tại các địa bàn có nhu cầu về khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ. 

Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 17.
Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 18.
Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 19.
Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 20.
Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 21.
Hành động Khắc phục hậu quả Bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam- Ảnh 22.

Bản quyền và tính hợp pháp của các hình ảnh, video, thông tin, dữ liệu về dự án được đăng tải trên landing page (trang thông tin dự án) này do cá nhân/ tổ chức đăng ký tham gia giải thưởng cung cấp và chịu trách nhiệm.

null