Góp 1 cây là góp rừng

Hạng Mục

Thư viện sáng kiến

Thời gian

02/10/2024 11:51

  • Hạng mục

    DỰ ÁN

  • Thời gian

    TỪ 2020 ĐẾN NAY

  • Lĩnh vực

    HÀNH ĐỘNG VỀ KHÍ HẬU

Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 2.

Chương trình "Góp 1 cây là góp rừng" được triển khai sau chuyến công tác từ Colombia về chủ đề biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học của bà Huyền Đỗ - Nhà sáng lập và là Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia. Chương trình được triển khai nhằm kết nối các nguồn lực xã hội phục hồi rừng đầu nguồn cũng như truyền thông nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Sau 4 năm triển khai, Gaia đã kết nối nguồn lực được với hơn 170 doanh nghiệp, tổ chức và hơn 14,000 cá nhân, trồng được hơn 1 triệu cây xanh từ đó hướng đến một tương lai con người sống hòa hợp với Mẹ Thiên nhiên.

Phần 1

Bối cảnh ra đời của dự án

Hoạt động của con người, đặc biệt là việc phát thải khí nhà kính quá mức, đã góp phần làm Trái Đất nóng lên, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ. Kết hợp với hiện tượng tự nhiên như La Nina, Việt Nam năm 2020 đã phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề, cho thấy chúng ta đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã có những bước đi đầu tiên trong việc trồng rừng qua hình thức hợp tác với doanh nghiệp từ năm 2018. Tuy nhiên, hoạt động trồng rừng vẫn chưa là trọng tâm phát triển của tổ chức vào thời điểm đó.

Sau chuyến đi công tác Colombia về chủ đề biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học, bà Huyền Đỗ - Nhà sáng lập và Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã quyết tâm triển khai chương trình "Góp 1 cây là góp rừng". Chương trình này không chỉ là một hoạt động trồng rừng đơn thuần mà còn với mục tiêu phục hồi rừng đầu nguồn, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu thông qua việc kết nối với các vườn quốc gia và khu bảo tồn.

Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 3.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 4.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 5.

Phần 2

Sáng kiến - phát kiến của dự án

Chỉ trồng rừng đặc dụng đầu nguồn tại các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên bởi đây là những khu rừng phòng hộ có giá trị sinh thái cao. Hơn thế nữa, Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên được nhà nước quản lý chặt chẽ, do vậy khu rừng được triển khai trồng sẽ khó bị chuyển đổi mục đích sử dụng và được bảo vệ lâu dài.

Chăm sóc rừng: Việc chăm sóc rừng là một khâu vô cùng quan trọng để đảm bảo tỷ lệ sống và sức sinh trưởng của cây trồng. Các khu rừng do Gaia trồng được chăm sóc định kỳ 1-2 lần mỗi năm, bao gồm các hoạt động như xới đất, bón phân, cắt cây dây leo, làm đường băng cản lửa, trị sâu bệnh…

Giám sát và báo cáo: Song song với việc chăm sóc rừng, Gaia thực hiện công tác giám sát chặt chẽ. Các thông số như chiều cao, đường kính gốc của cây được đo đạc cẩn thận, cùng với việc chụp ảnh ghi lại quá trình sinh trưởng của rừng. Tất cả dữ liệu thu thập được sẽ được tổng hợp thành báo cáo chi tiết và gửi đến những người đã đóng góp vào việc trồng rừng.

Giáo dục nâng cao nhận thức cho người góp rừng: Không chỉ đơn thuần là trồng cây, mà còn trồng tình yêu, gieo hạt giống tin tưởng vào một tương lai xanh. Qua việc gửi lời nhắn, người góp rừng đã thể hiện tình yêu của mình với thiên nhiên và chia sẻ thông điệp đó với những người xung quanh. Đồng thời, chương trình cũng cung cấp thông tin cập nhật về sự phát triển của rừng để mọi người hiểu rõ hơn về ý nghĩa của hành động góp rừng của mình.

Hành trình trải nghiệm thiên nhiên đặc biệt: Những chuyến đi trải nghiệm thiên nhiên và trồng rừng do Gaia tổ chức là những hành trình độc đáo, được thiết kế riêng cho từng khu rừng và từng nhóm người tham gia. Không chỉ đơn thuần là trồng cây, người tham gia còn được khám phá thiên nhiên, trải nghiệm những hoạt động sáng tạo và mang về nhiều kiến thức bổ ích. Qua đó, người trải nghiệm sẽ có cơ hội để khám phá bản thân, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và phát triển tư duy sáng tạo.

Góp một cây là góp rừng: Khi tham gia trồng rừng cùng Gaia, tên và lời nhắn của người góp rừng sẽ được hiển thị công khai trên website của dự án. Điều này vừa thể hiện sự trân trọng đối với đóng góp của người tham gia mà còn tạo cơ hội để họ chia sẻ niềm vui và lan tỏa ý nghĩa của hành động này với người xung quanh. Doanh nghiệp hay cá nhân có thể góp một cây hay bao nhiêu cây cũng được. Gaia sẽ chịu trách nhiệm trồng và chăm sóc rừng trong vòng 2-6 năm. Định kỳ, người góp rừng sẽ gửi được báo cáo cập nhật về tình hình phát triển của rừng qua đường link: http://bit.ly/nhantinrunggaia

Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 6.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 7.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 8.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 9.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 10.

Phần 3

Mục tiêu - tầm nhìn dự án

Mục tiêu

Dự án "Góp 1 cây là góp rừng" đặt mục tiêu huy động nguồn lực cộng đồng để trồng và phục hồi rừng đầu nguồn trên khắp Việt Nam. Mỗi năm, dự án hướng tới:

  • Trồng mới ít nhất 100.000 cây xanh.
  • Đảm bảo tỷ lệ sống của cây đạt từ 70% đến 85% trong mỗi đợt trồng rừng
  • Tổ chức tối thiểu 50 chuyến đi trồng rừng và trải nghiệm thiên nhiên cho 2000 người.
  • Truyền thông nâng cao nhận thức qua các kênh xã hội đến tối thiểu 2,1 triệu người.
  • Tổ chức ít nhất 5 sự kiện để nâng cao nhận thức cho cộng đồng tại TP.HCM, góp phần tạo sân chơi xanh cho người dân thành phố.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 11.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 12.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 13.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 14.

Tầm nhìn

Hướng đến một tương lai xanh tươi với những cánh rừng được phục hồi, tỷ lệ rừng giàu tăng lên đáng kể. Khi đó, mỗi người dân đều có cơ hội được gần gũi và trân trọng thiên nhiên, đặc biệt là tại Việt Nam.

Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 15.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 16.

Phần 4

Quá trình triển khai - Phạm vi - Chi phí của dự án

Quá trình triển khai - Phạm vi thực hiện

Quá trình triển khai dự án Góp 1 cây là góp rừng tại Gaia như sau:

Năm 2018 - 2019: Bắt đầu những bước bước đi đầu tiên tại 3 địa điểm: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, Vườn quốc gia Tràm Chim, Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà với hình thức hợp tác với doanh nghiệp, tổ chức kỳ trại.

Năm 2020: Chương trình "Góp 1 cây là góp rừng" chính thức được triển khai rộng rãi với việc gây quỹ cộng đồng và mở rộng địa điểm trồng rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, Vườn quốc gia Bến En,Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, và trồng cây trường học Thành phố Hồ Chí Minh. Năm này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng với số lượng cây trồng được tăng đáng kể.

Năm 2021 - 2023: Dự án tiếp tục phát triển với việc mở rộng địa bàn trồng rừng ra nhiều tỉnh thành trên cả nước như: Vườn quốc gia Bạch Mã, Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền. Tháng 11/2023, bà Huyền Đỗ - Nhà sáng lập & Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia được mời chia sẻ kinh nghiệm trong Tọa đàm "Xã hội hóa trồng rừng – Vì một Việt Nam xanh hơn" do Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức

Năm 2024: Mở thêm địa bàn trồng rừng ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tà Kóu. Đồng thời nhận được sự ghi nhận của Nhà nước với bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khẳng định những đóng góp tích cực cho công cuộc bảo vệ môi trường.

Gaia triển khai trồng rừng trải dài từ Bắc đến Nam, nên mùa trồng rừng sẽ liên tục diễn ra như ở miền Bắc (tháng 3, tháng 8), miền Trung (tháng 12, tháng 1), miền Nam (tháng 6,tháng 7). Việc này cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân ở trên cả nước đều có thể góp rừng và trải nghiệm trồng rừng.

Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 17.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 18.

Trong xuyên suốt quá trình triển khai thì Gaia cũng liên tục sáng tạo các hình thức gây quỹ như:

Phối hợp với doanh nghiệp trồng rừng cho các mục đích tổ chức hoạt động CSR, ESG, các chiến dịch truyền thông về nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.

Tổ chức các Kỳ trại cho gia đình và bạn trẻ, Tình nguyện viên trồng rừng, Ngày hội yêu cây, chương trình Dọn nhà góp cây, Góp sách trồng rừng,... để truyền thông và tăng cường tương tác đến cộng đồng.

Kết hợp với khả năng truyền thông và vận hành các dự án hiệu quả, minh bạch, số lượng doanh nghiệp, cá nhân tham gia góp rừng cùng Gaia đều tăng qua các năm. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp đồng hành nhiều năm như SAITEX, Faslink, Nestle, P&G, HSBC, Deckers, KFC, Un-Available, onsemi…

Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 19.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 20.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 21.

Chi phí

Chi phí để trồng một cây xanh tại mỗi khu rừng có thể khác nhau, dao động từ 20.000 đồng - 95.000 đồng/cây, tỷ lệ về mặt chi phí để trồng cây ở mỗi khu vực sẽ khác nhau nhưng cơ bản sẽ bao gồm các chi phí sau: cây giống, vật tư; vận chuyển, nhân công trồng rừng; chăm sóc bảo vệ trong 2-6 năm; giám sát, lập báo cáo; vận hành, quản lý…

Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia luôn đảm bảo sự minh bạch trong việc sử dụng nguồn quỹ. Mỗi năm, Gaia đều gửi báo cáo tài chính chi tiết đến Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) để mọi người cùng giám sát. Bên cạnh đó, Gaia cũng đang tiến hành kiểm toán độc lập để đảm bảo mọi hoạt động tài chính đều được thực hiện một cách chặt chẽ và hiệu quả.

Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 22.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 23.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 24.

Phần 5

Kết quả đạt được

Nâng cao nhận thức:

  • Trang bị kiến thức về tầm quan trọng của cây xanh qua các chương trình trồng cây tại trường học.
  • Cộng đồng được nâng cao hiểu biết về biến đổi khí hậu, giá trị của rừng và ý thức bảo vệ môi trường và khơi gợi tình yêu thiên nhiên.

Cải thiện môi trường:

  • Cải thiện chất lượng không khí, bảo vệ nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học.
  • Giảm thiểu tác động của thiên tai, phục hồi đất, hạn chế hiện tượng sa mạc hóa, hạn chế xâm nhập mặn, xâm thực, xói mòn đường bờ biển tại khu vực Cà Mau.
  • Tạo cảnh quan xanh, đẹp, phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu trong tương lai.

Nâng cao đời sống cộng đồng:

  • Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương thông qua các hoạt động trồng rừng, du lịch sinh thái.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư xung quanh khu vực rừng.

Phát triển du lịch sinh thái: Hỗ trợ các vườn quốc gia, khu bảo tồn phát triển các tuyến du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch.

Hỗ trợ cộng đồng: Tổ chức các hoạt động thiện nguyện như tặng xe đạp, sách vở cho trẻ em, hỗ trợ người dân khó khăn.

Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 25.

 

Phần 6

Tiềm năng nhân rộng mô hình

Từ năm 2020, Gaia đã mở rộng phạm vi hoạt động từ từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam, bao gồm rừng khô nhiệt đới, rừng ngập mặn, rừng trên đất cát ven biển và chương trình trồng cây trường học. Chính những điều đó chứng tỏ khả năng thích ứng cao và khả năng lan rộng của mô hình "Góp 1 cây là góp rừng". Đồng thời, đội ngũ Gaia cũng không ngừng nghiên cứu, tritrồng rừng mới.

Là một trong những đơn vị tiên phong trong triển khai mô hình gây quỹ cộng đồng để trồng rừng và tổ chức các hành trình trải nghiệm thiên nhiên kết hợp trồng rừng, sự thành công của Gaia đã truyền cảm hứng cho nhiều tổ chức khác, góp phần tạo ra một làn sóng xanh lan tỏa khắp cả nước. Đây là một tín hiệu tốt khi công việc của Gaia được nhân rộng, nối dài, cả môi trường và xã hội đều được hưởng lợi.

Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 26.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 27.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 28.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 29.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 30.
Góp 1 cây là góp rừng- Ảnh 31.

Bản quyền và tính hợp pháp của các hình ảnh, video, thông tin, dữ liệu về dự án được đăng tải trên landing page (trang thông tin dự án) này do cá nhân/ tổ chức đăng ký tham gia giải thưởng cung cấp và chịu trách nhiệm.

null