GIAO HƯỞNG RỪNG XANH

Hạng Mục

Thư viện sáng kiến

Thời gian

15/10/2024 11:29

Đơn vị thực hiện

GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 1.

Quỹ Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng Sống bền vững

  • Hạng mục

    DỰ ÁN

  • Thời gian

    TỪ 2020 ĐẾN NAY

  • Lĩnh vực

    HÀNH ĐỘNG VỀ KHÍ HẬU

GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 2.

Mảng xanh của đất nước đang dần thu hẹp do nạn phá rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, với khoảng 1 triệu ha rừng bị mất mỗi năm do khai thác bừa bãi và đô thị hóa. Tình trạng mất rừng cũng góp phần tạo nên sự tiêu cực của biến đổi khí hậu và ngược lại, các yếu tố khí hậu cực đoan cũng làm cho các khu rừng dễ bị tổn thương hơn. Trước bối cảnh này, dự án Forest Symphony - Giao hưởng rừng xanh ra đời như một giải pháp thiết thực nhằm khôi phục và bảo vệ các hệ sinh thái rừng, bắt đầu từ Ninh Thuận và Sóc Trăng - hai tỉnh điển hình đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu và thiên tai, làm cho cuộc sống của hàng trăm nghìn người dân trở nên bấp bênh. Dự án không chỉ tập trung vào việc trồng rừng và phục hồi các khu rừng đã mất, mà còn truyền cảm hứng và trang bị kiến thức cho cộng đồng để cùng nhau bảo vệ rừng. Việc trồng rừng không chỉ giúp ngăn chặn sa mạc hóa và xâm nhập mặn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cộng đồng khỏi tác động của biến đổi khí hậu, giúp tái tạo hệ sinh thái và đảm bảo cuộc sống ổn định hơn cho các thế hệ mai sau.

Phần 1

Bối cảnh ra đời của dự án

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, với những tác động ngày càng rõ rệt. Nhiệt độ trung bình của nước ta đã tăng từ 0,5 đến 1 độ C trong vòng 50 năm qua, gây ra nhiều hệ lụy cho nông nghiệp, sức khỏe và an ninh lương thực. Đồng thời, lượng mưa không đều cùng với sự gia tăng hiện tượng ngập lụt ở miền Bắc và hạn hán ở miền Nam đã tạo ra nhiều thách thức trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, tình trạng nước biển dâng, dự báo có thể lên tới 1 đến 3 mét trong thế kỷ tới, đe dọa nghiêm trọng các khu vực ven biển, dẫn đến xói mòn và mất đất sản xuất.

Mảng xanh của đất nước đang dần thu hẹp do nạn phá rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, với khoảng 1 triệu ha rừng bị mất mỗi năm do khai thác bừa bãi và đô thị hóa. Tình trạng mất rừng cũng góp phần tạo nên sự tiêu cực của biến đổi khí hậu và ngược lại, các yếu tố khí hậu cực đoan cũng làm cho các khu rừng dễ bị tổn thương hơn.

Trước bối cảnh này, dự án Forest Symphony - Giao hưởng rừng xanh ra đời như một giải pháp thiết thực nhằm khôi phục và bảo vệ các hệ sinh thái rừng, bắt đầu từ Ninh Thuận và Sóc Trăng - hai tỉnh điển hình đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu và thiên tai, làm cho cuộc sống của hàng trăm nghìn người dân trở nên bấp bênh.

Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân Ninh Thuận và Sóc Trăng. Hạn hán kéo dài ở Ninh Thuận đã dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, đất đai bạc màu, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Còn tại Sóc Trăng, tình trạng xâm nhập mặn ngày càng gia tăng, làm suy giảm diện tích đất canh tác và đe dọa an ninh lương thực. Các hiện tượng thiên tai như sạt lở, lũ quét cũng trở nên thường xuyên hơn, gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản.

Với tình hình cấp bách đó, các dự án trồng rừng như Forest Symphony tại Ninh Thuận và Sóc Trăng đã trở thành những giải pháp thiết yếu để cải thiện độ che phủ rừng, khôi phục nguồn nước, bảo vệ đất đai và hỗ trợ sinh kế bền vững cho hàng nghìn người dân. Dự án không chỉ tập trung vào việc trồng rừng và phục hồi các khu rừng đã mất, mà còn truyền cảm hứng và trang bị kiến thức cho cộng đồng để cùng nhau bảo vệ rừng. Việc trồng rừng không chỉ giúp ngăn chặn sa mạc hóa và xâm nhập mặn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cộng đồng khỏi tác động của biến đổi khí hậu, giúp tái tạo hệ sinh thái và đảm bảo cuộc sống ổn định hơn cho các thế hệ mai sau.

GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 3.

Phần 2

Sáng kiến - phát kiến của dự án

GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 4.

Forest Symphony là một sáng kiến quan trọng nhằm xây dựng một hệ sinh thái rừng bền vững tại Ninh Thuận và Sóc Trăng. Dự án không chỉ tăng cường độ che phủ rừng mà còn góp phần nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng trước các tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan thông qua các hoạt động:

Khôi phục rừng: Trong vòng 5 năm, từ 2020 đến 2025, trồng rừng ngập mặn tại Sóc Trăng hỗ trợ chống sạt lở, bảo vệ đường bờ, tăng lượng bồi lắng và kiến tạo bãi bồi, chắn sóng và tạo nên vành đai bảo vệ cộng đồng trước gió bão, Trồng rừng phòng hộ trên núi đá tại Ninh Thuận nhằm gia tăng diện tích rừng và độ che phủ rừng, khôi phục nguồn nước, gia tăng khả năng phòng hộ của rừng như: chắn gió, cát bay, phòng hộ đầu nguồn.

Nâng cao nhận thức: Dự án hướng tới việc xây dựng một cộng đồng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường. Thông qua các hoạt động đa dạng, dự án đã thành công trong việc kết nối con người với tự nhiên và khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng.

Nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật trong các công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 5.
GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 6.

Phần 3

Mục tiêu - tầm nhìn dự án

Mục tiêu

Bằng việc phục hồi rừng và gia tăng diện tích cây xanh, dự án Forest Symphony - Giao hưởng rừng xanh mong muốn cải thiện chất lượng môi trường sống, giảm thiểu ô nhiễm, tăng cường đa dạng sinh học, và nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Không chỉ đơn thuần là một chương trình trồng rừng, dự án còn là một hành trình kết nối sâu sắc giữa cộng đồng và thiên nhiên. Bên cạnh việc khôi phục các hệ sinh thái quan trọng, dự án còn chú trọng đến việc nghiên cứu, thử nghiệm và chuyển giao các công nghệ khoa học tiên tiến, giúp tăng cường hiệu quả trong công tác trồng rừng và bảo vệ môi trường.

Dự án đặt mục tiêu trồng 250 héc-ta rừng phòng hộ tại Ninh Thuận và 50 héc-ta rừng ngập mặn tại Sóc Trăng trong vòng 5 năm từ 2020 - 2025.

Đồng thời, thông qua các hoạt động giáo dục phát triển cộng đồng, Forest Symphony cũng sẽ tập trung nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của rừng và các giải pháp phát triển rừng bền vững bằng việc giáo dục và phát triển cộng đồng về vai trò và giá trị của rừng, khuyến khích sự tham gia tích cực trong việc bảo vệ môi trường.

GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 7.

Tầm nhìn

TTầm nhìn 70 năm của Forest Symphony là kiến tạo một hệ sinh thái rừng bền vững, nơi các cánh rừng được phục hồi và mở rộng, góp phần bảo vệ cộng đồng trước thiên tai và biến đổi khí hậu. Dự án không chỉ dừng lại ở việc trồng cây, mà còn hướng đến phát triển sinh kế bền vững từ rừng, giúp người dân địa phương cải thiện cuộc sống, đồng thời giữ gìn di sản thiên nhiên quý báu cho thế hệ mai sau.

Với sự tham gia sâu rộng của cộng đồng và sự kết nối chặt chẽ giữa các bên, Forest Symphony mong muốn xây dựng một tương lai nơi con người sống hài hòa với thiên nhiên, từ đó tạo nền tảng cho một cuộc sống bền vững và thịnh vượng.

GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 8.
GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 9.

Phần 4

Quá trình triển khai - Phạm vi - Chi phí của dự án

GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 10.

Dự án Giao hưởng rừng xanh - Forest Symphony được triển khai thực hiện từ năm 2020 tại các tỉnh Sóc Trăng và Ninh Thuận, nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và có nhu cầu cao về phục hồi rừng. Dự án giải quyết các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tình trạng mất rừng, suy thoái hệ sinh thái, và biến đổi khí hậu tại các khu vực triển khai.

Để có thể làm được điều đó, dự án đã áp dụng nhiều sáng kiến và phương pháp, bao gồm:

Thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan: Đây là phương pháp tiếp cận cốt lõi của dự án, được áp dụng xuyên suốt quá trình thực hiện dự án, bao gồm: huy động nguồn lực, phát triển, thực hiện và chuyển giao dự án. Dự án sẽ hoạt động hiệu quả và có kết quả tốt nhất khi các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa phương cùng chung tay, cùng tham gia vào toàn bộ quá trình. Điều này hướng đến việc xây dựng tinh thần trách nhiệm và tự chủ của cộng đồng trong vai trò bảo vệ, giữ gìn rừng. Từ đó, các kết quả của dự án sẽ được cộng đồng duy trì và phát triển bền vững sau khi dự án kết thúc. Các bên liên quan gồm: 

  • Người dân địa phương: Dự án đã thiết lập các buổi tập huấn, hội thảo và làm việc trực tiếp với người dân, tập trung vào việc cung cấp kiến thức về kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc cây và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Để thúc đẩy sự tham gia bền vững, dự án đã triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người dân thông qua việc tạo công ăn việc làm trong quá trình trồng và chăm sóc rừng, phát triển sinh kế dưới tán rừng, khai thác bền vững nguồn lợi tài nguyên mà rừng mang lại. Điều này không chỉ giúp cải thiện đời sống của người dân mà còn tạo ra sự gắn bó lâu dài giữa họ và các hoạt động bảo vệ rừng.
  • Cộng đồng: Thiết kế các chiến dịch truyền thông của dự án được sáng tạo và chuyên nghiệp, nhằm tạo sức hút lớn đối với cộng đồng và người theo dõi và truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng, giúp nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ thiên nhiên.
  • Đại sứ quán: Trong các lễ kỷ niệm và sự kiện quan trọng hay các sự kiện kỷ niệm ngoại giao giữa các quốc gia, đại sứ quán đã kết hợp với Hạnh Phúc Xanh để trồng cây và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.
  • Doanh nghiệp: Mở rộng cách thức hợp tác để các doanh nghiệp có thể tích cực tham gia vào quá trình gây quỹ bằng nhiều cách như trích một phần doanh thu từ sản phẩm, đặt poster và các vật phẩm gây quỹ tại cửa hàng, sử dụng ngân sách CSR, tổ chức các sự kiện nội bộ nhằm nâng cao nhận thức và gây quỹ, tạo không khí gắn kết và trách nhiệm xã hội trong tập thể nhân viên,...

Tiếp cận dựa vào nhu cầu và nguồn lực: Các hoạt động của dự án được thiết kế dựa trên việc thảo luận với các bên liên quan để tìm hiểu nhu cầu và nguồn lực của nhau. Khi đáp ứng được các nhu cầu thực tế và được tham gia với thế mạnh của mình, đối tác và cộng đồng sẽ cùng xây dựng và thực hiện với tâm thế sẵn sàng, chủ động.

Trân trọng tri thức bản địa: Tri thức bản địa của cộng đồng là một nguồn lực dồi dào và quý giá. Các hoạt động thực hiện tại địa phương, đặc biệt là việc trồng và chăm sóc rừng đều được tham vấn và thực hiện bởi người dân địa phương. Trong quá trình thực hiện, họ chính là người đưa ra các sáng kiến và tối ưu giải pháp liên tục.

Tiếp cận đa chiều: Trong các chiến dịch trồng rừng, dự án không chỉ tập trung trồng cây. Các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng công nghệ, giáo dục, phát triển cộng đồng luôn được thực hiện đồng thời. Việc tiếp cận đa chiều không chỉ thúc đẩy được sự tham gia của nhiều bên liên quan trong cộng đồng như: trường học, người dân, chính quyền địa phương mà còn nhiều nhóm người với độ tuổi khác nhau như: trẻ em, phụ nữ, thanh niên, chuyên gia...Khi tiếp cận đa chiều, các vấn đề sẽ được giải quyết thấu đáo, kết nối chặt chẽ và tạo tác động mạnh mẽ.

GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 11.

Phần 5

Kết quả đạt được

Tăng cường diện tích rừng: Dự án đã góp phần đáng kể vào việc mở rộng diện tích rừng, đặc biệt là các khu rừng ngập mặn và rừng phòng hộ, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và cải thiện môi trường sống.

Nâng cao nhận thức cộng đồng: Qua các hoạt động giáo dục và truyền thông, dự án đã thành công trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của rừng và bảo vệ môi trường. Người dân đã tích cực tham gia vào các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, hình thành nên một cộng đồng yêu thiên nhiên.

Phát triển kinh tế bền vững: Dự án đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân thông qua việc tạo cơ hội cho người dân địa phương tham gia vào các hoạt động kinh tế liên quan đến rừng như trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm từ rừng, và các mô hình sinh kế dưới tán rừng. Đồng thời, việc phát triển các sản phẩm từ rừng đã tạo ra một chuỗi giá trị mới, thúc đẩy kinh tế địa phương.

Bảo tồn đa dạng sinh học: Bằng việc trồng rừng và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, dự án đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao khả năng chống chịu của hệ sinh thái với các tác động tiêu cực từ thiên nhiên. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng mà còn góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường toàn cầu.

Xây dựng cộng đồng bền vững: Dự án đã đóng góp vào việc xây dựng một cộng đồng đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc bảo vệ môi trường. Sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau, từ trẻ em đến người lớn tuổi, đã tạo ra một không gian chia sẻ và học hỏi lẫn nhau, từ đó khuyến khích sự phát triển xã hội và gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng.

Áp dụng công nghệ hiện đại: Việc ứng dụng khoa học như thử nghiệm phân vi sinh và đa loài cây, ứng dụng công nghệ như máy bay không người lái (drone) và hệ thống thông tin địa lý (trạm quan trắc khí tượng và giám sát rừng bằng viễn thám) đã giúp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ rừng.

Chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm: Dự án đã thành công trong việc chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm về trồng rừng, bảo vệ rừng cho cộng đồng địa phương và các cơ quan quản lý. Việc chuyển giao không chỉ đảm bảo dự án phát huy tác dụng lâu dài mà còn tạo tiền đề để mô hình này được nhân rộng ra nhiều địa phương khác, khẳng định vai trò trung tâm của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan địa phương tăng cường phát huy năng lực quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ rừng và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tạo mối quan hệ bền chặt ở trong nước và quốc tế: Trong các lễ kỷ niệm và sự kiện quan trọng hay các sự kiện kỷ niệm ngoại giao giữa các quốc gia, đại sứ quán đã kết hợp với Hạnh Phúc Xanh để trồng cây và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường. Những hoạt động này không chỉ tăng thêm tính biểu tượng và ý nghĩa cho chiến dịch, mà còn thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đến dự án. Dự án cũng nhận được sự quan tâm và tham gia tích cực từ các đại sứ quán, đặc biệt là Đại sứ quán Anh và New Zealand. Ngoài ra, Chiến dịch "KâyOL" với sự tham gia của những người nổi tiếng, KOLs đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng, giúp nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ thiên nhiên. Xây dựng một mạng lưới kết nối giữa những người có chung chí hướng, từ đó mở rộng cơ hội hợp tác và phát triển trong tương lai. 

GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 12.

Phần 6

Tiềm năng nhân rộng mô hình

GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 13.

Từ năm 2023, khi Quỹ Sống chuyển đổi từ Quỹ hành động vì cộng đồng sang Quỹ của cộng đồng hành động, mô hình hoạt động của Sống được định hình lại để trở thành nền tảng kết nối mạnh mẽ các nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền và chuyên gia. Mục tiêu là tối ưu hóa sức mạnh tập thể, đảm bảo dự án phát triển bền vững và tạo ra những giá trị lâu dài. Đây là một hướng đi chiến lược, không chỉ tạo sự đổi mới trong cách thức quản lý và triển khai dự án mà còn giúp gia tăng khả năng nhân rộng mô hình một cách hiệu quả.

Mô hình Forest Symphony với sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền và chuyên môn đã chứng minh được hiệu quả trong việc phục hồi rừng và phát triển bền vững. Chính vì vậy, tiềm năng nhân rộng của mô hình này là rất lớn và hứa hẹn mang lại những tác động tích cực cho nhiều địa phương khác nhau.

Những yếu tố tạo nên tiềm năng nhân rộng:

Tính linh hoạt: Mô hình có thể được áp dụng vào nhiều địa phương khác nhau với những điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau.

Hợp tác đa ngành: Sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau tạo ra một mạng lưới hỗ trợ vững chắc. Khi cộng đồng, chính quyền và các tổ chức cùng chung tay, mô hình Forest Symphony sẽ được học hỏi và điều chỉnh, từ đó tạo ra tác động tích cực dài hạn trong việc phục hồi rừng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Tối ưu hóa nguồn lực: Các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả, mang lại kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.

Tính bền vững: Mô hình hướng tới sự phát triển bền vững, vừa bảo vệ môi trường vừa cải thiện đời sống cộng đồng.

GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 14.
GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 15.
GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 16.
GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 17.
GIAO HƯỞNG RỪNG XANH- Ảnh 18.

Bản quyền và tính hợp pháp của các hình ảnh, video, thông tin, dữ liệu về dự án được đăng tải trên landing page (trang thông tin dự án) này do cá nhân/ tổ chức đăng ký tham gia giải thưởng cung cấp và chịu trách nhiệm.

null