Dự Án Nuôi Em
Thư viện sáng kiến
01/12/2023 17:37
Đơn vị thực hiện
-
Hạng mục
DỰ ÁN
-
Thời gian
TỪ 2014 ĐẾN NAY
-
Lĩnh vực
CHẤM DỨT ĐÓI NGHÈO
Hệ sinh thái Nuôi Em là dự án hỗ trợ ngành giáo dục, các vùng miền núi khó khăn khi mà thầy cô đỡ vất vả để vận động các em đi học. Với hơn 10 dự án có mô hình bền vững, dự án đã góp phần cải thiện bữa ăn trưa, thể chất, cũng như tạo động lực để cha mẹ cho hơn 95,000 học sinh tới trường.Sức mạnh 2000 là một trong những dự án nổi bật. Dự án đã xây dựng hơn 450 công trình giáo dục, thể hiện cam kết lâu dài đối với việc nâng cao cơ sở vật chất. Ngoài ra, dự án Phòng tin học cho em cũng là hoạt động tạo được dấu ấn to lớn khi đã triển khai trao tặng hơn 15 phòng tin học trong chỉ 6 tháng, mở ra cánh cửa của thế giới số cho các em. Đồng thời, chương trình Được học - Đỡ đầu laptop cũ cho sinh viên dân tộc thiểu số, với hơn 120 máy tính được trao trong 11 tháng và nhiều dự án khác…
Phần 1
Bối cảnh ra đời của dự án
Với thực trạng một số ít học sinh dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại nhiều điểm bản sâu chủ yếu là do thiếu bữa ăn trưa đầy đủ dẫn tới ảnh hưởng chuyên cần. Vì vậy, năm 2014, Dự án Nuôi Em thuộc Nhóm tình nguyện Niềm Tin ra đời sau 6 năm nỗ lực lên vùng cao, từ 2009 tới 2014 mà Hoàng Hoa Trung (1 trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam Tiêu biểu 2019) cùng các thành viên thực hiện những chương trình phát triển cho học sinh Dân tộc thiểu số trên Tây Bắc.
Sau khi xây dựng những điểm trường đầu tiên tại Lai Châu và Điện Biên, dự án nhận thấy học sinh tại một số nơi buổi sáng đi học đầy đủ, tuy nhiên buổi chiều số lượng học sinh giảm nghiêm trọng, có nơi từ hơn 20 học sinh chỉ còn 4 học sinh. Nguyên nhân chủ yếu là không có đủ bữa ăn trưa nên các em phải vào rừng tìm măng…đem về nhà luộc và dẫn tới chậm học buổi chiều.
Nuôi Em đầu tiên đã thực hiện tại Mường Nhé, Điện Biên và khi nhận thấy cả thầy cô đều vất vả trong việc vận động học sinh đi học, dự án đã hành động sang các huyện lân cận rồi các tỉnh khác để đảm bảo chuyên cần cho những học sinh không được nhận sự hỗ trợ bữa ăn của nhà nước.
Sau này, các dự án khác được thực hiện dựa trên nhu cầu, sự thiếu thốn ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục, sức khỏe giáo dục: Áo ấm, nước uống sạch, năng lượng mặt trời, đồ chơi cũ, tủ sách cũ, trồng cây, phòng tin học cho em, đỡ đầu laptop cũ, xây khu nội trú, xây cầu đi học, xây nhà hạnh phúc, học bổng Nuôi Em 500 dành cho học sinh dân tộc thiểu số mồ côi.. với nhiều mô hình đi trực tiếp, người tặng được biết người nhận, điểm nhận và dần không thu tiền mà sẽ để làm việc trực tiếp.
Phần 2
Sáng kiến - phát kiến của dự án
Dự án dùng công nghệ cung cấp mã nuôi em của từng em nhỏ và kết nối trực tiếp với 1 anh chị nuôi cụ thể. Do tính minh bạch cao anh chị nuôi được biết thông tin, hình ảnh, cập nhật tiến độ theo tháng từ chính thầy cô giáo cắm bản, được đi thăm trực tiếp. Năm 2018 đã có 5400 học sinh được nhận nuôi và dần tăng tới hơn 95,000 học sinh trải dài khắp 18 tỉnh thành trên cả nước ở thời điểm 10/2023. Con số người tham gia cũng ấn tượng với hơn 95,000 người. Mô hình bền vững với sự tham gia đầy đủ của Cộng đồng (Hơn 95,000 anh chị em nuôi cá nhân, tổ chức, cơ quan, công ty), Trung tâm Tình nguyện Quốc Gia, cơ quan địa phương ( Phòng giáo dục, trường ), những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng, thầy cô giáo, phụ huynh học sinh, 13 nhóm hội tình nguyện tại địa phương, báo chí truyền hình và hàng trăm tình nguyện viên là Sinh viên, những người đã đi làm đã tham gia đồng hành cùng dự án.
Sáng kiến 1: Biến thành mô hình để dễ nhân rộng
Sáng kiến 2: Cụ thể hoá bằng công thức để dễ thuyết phục
Sáng kiến 3: Gây quỹ hướng tới từng đối tượng
Sáng kiến 4: Gây quỹ từ những thứ bỏ đi
Sáng kiến 5: Áp dụng viral marketing trong thiện nguyện
Sáng kiến 6: Tư duy "giúp tất cả mọi người, mọi công ty được làm thiện nguyện" từ những dự án đồ cũ, 0đ hay phù hợp với những sản phẩm dịch vụ của họ.
Phần 3
Mục tiêu - tầm nhìn dự án
Mục tiêu
Xuất phát từ việc từ 2009, những trung tâm, làng trẻ đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các tổ chức, nhóm, hội, công ty, cá nhân… Nhóm tình nguyện Niềm Tin ( Nhóm thực hiện Nuôi Em ) đã quyết định hướng hoạt động lên vùng cao, tập trung phát triển giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số - nhóm nhận định là một trong những đối tượng dễ tổn thương, khó tiếp cận nhất và cần được giúp đỡ nhất trong các đối tượng yếu thế. Chúng tôi mong muốn rằng, với sức trẻ có thời gian, có sức khoẻ, không ngại khó ngại khổ chúng tôi có thể giúp đỡ được nhiều người cần chúng tôi nhất có thể. Mục tiêu chính của dự án là:
- Xây mới toàn bộ trường còn đang là trường tạm, tôn, gỗ tạp mục nát.
- Nuôi ăn trưa/tối toàn bộ học sinh dân tộc bản cao khó khăn chưa được chế độ hỗ trợ của nhà nước, từ đó giúp các em tham gia đầy đủ các lớp học.
Tầm nhìn
Động lực giúp dự án thực hiện các dự án bên ngoài lãnh thổ Việt Nam:
- Dùng hành động cụ thể và truyền thông để Việt Kiều biết được tới Hệ sinh thái Nuôi Em ở Việt Nam còn nhiều dự án và cần nhiều sự hỗ trợ.
- Tiếp tục tôn chỉ: "Giúp mọi người, mọi công ty, tổ chức… được làm thiện nguyện" bằng cách tạo ra thêm các mô hình: Ai muốn, có nhu cầu giúp đỡ ở đâu thì sẽ được thực hiện tại đó, việc đó. Nếu ai muốn giúp trẻ ăn cơm, xây trường để được đi học tại Châu Phi, Ấn Độ, Campuchia chúng tôi sẽ tìm cách thực hiện.
- Thúc đẩy hành động, tư duy của người trẻ, về việc nghỉ Việt Nam là một nước vẫn có thể vừa giúp đỡ chính Việt Nam và giúp đỡ thêm các nước khó khăn khác, từ đó người trẻ sẽ nghĩ lớn hơn, làm lớn hơn, không bị bó hẹp tư duy "Việt Nam còn khó khăn nên tập trung làm Việt Nam". Giống như việc không chờ tới lúc giàu mới đi làm việc thiện, mà có thể làm vừa sức mình.
Phần 4
Quá trình triển khai - Phạm vi - Chi phí của dự án
Quá trình triển khai - Phạm vi thực hiện
Hệ sinh thái Nuôi Em liên tục Khảo sát nhu cầu, lên kế hoạch thực hiện những dự án, lên mô hình, thành lập dự án rồi tuyển ekip độc lập triển khai.
Phòng tin học cho em và Được học - Đỡ đầu Laptop là 2 mô hình chú trọng không lãng phí, bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng thiết bị cũ. Tiếp cận đối tượng là cá nhân và các công ty thay đổi máy tính, khấu hao thiết bị hàng năm và biến thiết bị tưởng chừng như "rác công nghệ" biến thành một gói CSR.
Tương tự, Được học là mô được được học được xây dựng với mô hình minh bạch 1: 1: 1:1, với 1 người tặng laptop, 1 người tặng tiền sửa laptop, 1 bạn học sinh dân tộc thiểu số nhận lap ( do người tặng và người cho tiền sửa lựa chọn trong danh sách ) : 1 đơn vị sửa chữa laptop đồng hành.
Dự án Nuôi Em cung cấp hỗ trợ tài chính cho học sinh nghèo, làm việc với Phòng giáo dục địa phương để quản lý thông tin chi tiết và theo dõi từng học sinh qua mọi cấp độ, từ Phòng giáo dục tới trường và lớp học.
Với Sức mạnh 2000, dự án dựa trên cộng đồng Nuôi Em, phát đi thông điệp đến những điểm trường, khu nội trú, cầu hạnh phúc, nhà hạnh phúc và phối hợp với TWĐ để tìm đầu vào. Việc tiếp theo là Gây quỹ từ cộng đồng thông qua các kênh online và offline. Ngoài ra, dự án cũng đã kết hợp với ví điện tử MoMo để tăng độ nhận diện trên cộng đồng Heo đất MoMo và gây quỹ trên Trái tim MoMo.
Về mặt vận hành, dự án kết hợp với Trung tâm Tình nguyện Quốc Gia - Trung Ương Đoàn để thực hiện các thao tác: Làm việc địa phương, Thuê thầu, Xin phép, Thẩm định công trình, Triển khai khởi công, xây dựng, báo cáo tiến độ hàng tuần và khánh thành.
Phạm vi hiện tại của hệ sinh thái Nuôi Em được triển khai ở 4 quốc gia: Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ và Kenya.
Chi phí
Nuôi Em dựa vào chatbot và công nghệ tự động để quản lý thông tin học sinh và tài trợ, cũng như xuất thẻ học sinh cho 95,000 em. Website cung cấp thông tin chi tiết cho người tài trợ, khuyến khích họ tự cập nhật thông tin, giảm tải cho hệ thống. Cách tiếp cận "chủ động cập nhật" này không chỉ tiết kiệm nguồn lực mà còn tránh làm phiền người dùng với thông tin không mong muốn.
Nuôi Em quảng bá thông qua Fanpage, profile Facebook của người điều hành, và group chính thức, sau đó điều hướng người dùng đến các Fanpage dự án. Hơn 200 group được tạo dựa theo trường và bản, bao gồm cả giáo viên và người tài trợ, để thông tin được cập nhật kịp thời. Ekip hơn 100 TNV hỗ trợ trực tuyến, kết nối người tài trợ với học sinh và giáo viên.
Dự án như Sức mạnh 2000 hay Được Học - Laptop cũ sử dụng website để theo dõi các công trình và tài trợ. QR code trên công trình giúp người tài trợ nhìn thấy đóng góp của mình. Nuôi Em còn phối hợp với các đơn vị địa phương để triển khai dự án, từ việc khảo sát địa điểm đến việc quản lý tài chính và thực hiện.
Về vận hành các dự án khác, hệ thống hoạt động chủ yếu online qua Zalo, với báo cáo tuần và buổi offline tháng để các thành viên gắn kết hơn.
Về nhân sự, Nuôi Em có 13 người hỗ trợ cố định và gần 300 TNV tự nguyện. Chi phí từ thiện và tiết kiệm, không sử dụng tiền quỹ cộng đồng cho quản lý. Mỗi dự án có một ekip riêng, được đào tạo liên tục. Tuyển TNV diễn ra online, và mỗi nhóm có trách nhiệm sắp xếp và đào tạo TNV của mình. Ekip đặc biệt phụ trách dự án cho sinh viên dân tộc thiểu số, nhấn mạnh việc trao quyền cho thanh niên địa phương.
Phần 5
Kết quả đạt được
Phần 6
Tiềm năng nhân rộng mô hình
Dự án Nuôi Em có mô hình dễ dàng nhân rộng. Từ năm 2019, Nuôi Em đã được nhân rộng khắp nơi, trong 18 tỉnh nhân rộng có 13 đội nhóm tình nguyện thanh niên tại chính các địa phương như Thanh Hoá, Hà Giang, Lai Châu,...trực tiếp tham gia.
Nuôi Em chọn các đội tình nguyện lâu năm, cùng lĩnh vực, với cộng đồng đóng góp đông đảo. Chỉ cần mô hình phù hợp, họ có thể "bén lửa" và phát triển mạnh mẽ. Nuôi Em tổng chỉ chuyển giao mô hình, hướng dẫn và thảo luận khi cần thiết, còn các đội tự chủ động hoàn toàn trong việc truyền thông, gây quỹ, quản lý, vận hành A-Z. Số tiền gây quỹ hơn 160 tỷ đồng trong 9 năm hoạt động, chắp cánh tới trường cho hơn 120,000 em nhỏ đến với ánh sáng tri thức trong suốt 9 năm từ 2012-2022.
Năm 2022: Hệ sinh thái Nuôi Em đã triển khai tại Campuchia và Kenya với gần 800 học sinh, xây dựng thành công 01 điểm trường tại Kenya trị giá gần 900 triệu đồng.
Năm 2023 sẽ thực hiện 1 điểm trường trị giá 1,2 tỷ đồng (Đã gây quỹ thành công và đang triển khai xây dựng) và nuôi cơm trưa gần 200 học sinh tại Ấn Độ do chính Ekip người Ấn Độ tại địa phương nhân rộng, gây quỹ và mở rộng thêm dự kiến 4 tỉnh: Bắc Kạn, Đăk Nông, Lạng Sơn, Hoà Bình.
Dự án Được Học cũng đã nhân rộng lên 4 tỉnh : Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nghệ An, Thái Nguyên chỉ trong 1 năm triển khai với 4 ekip Sinh viên dân tộc thiểu số.
Các dự án nhỏ cũng được Nuôi Em Mộc Châu nhân rộng như: Xây nhà hạnh phúc, Phòng tin học cho em, Trồng cây…
Bản quyền và tính hợp pháp của các hình ảnh, video, thông tin, dữ liệu về dự án được đăng tải trên landing page (trang thông tin dự án) này do cá nhân/ tổ chức đăng ký tham gia giải thưởng cung cấp và chịu trách nhiệm.