Dự án Bền Vững - GreenPlan

Hạng Mục

Hạng mục dự án

Thời gian

01/12/2023 13:35

Tên dự án

Dự án Bền Vững - GreenPlan

Vote
0 Vote


Trải qua hơn 10 năm phát triển, công ty đã xây dựng được vùng nguyên liệu trên 36.300 ha trải dài trên 24 tỉnh thành từ Bắc vào Nam, trong đó có 05 dược liệu có vùng trồng/ thu hái đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO (Actiso, Rau đắng đất, Bìm bìm, Đinh lăng, Chè dây).

Bên cạnh giá trị về mặt y học, GreenPlan còn được xã hội ghi nhận với những đóng góp tích cực cho môi trường và cộng đồng. Việc phát triển vùng trồng dược liệu không những giúp bảo tồn nguồn gen cây thuốc, bảo vệ quỹ đất và đa dạng sinh học; mà còn tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân, từ đó, thay đổi bộ mặt kinh tế nhiều địa phương.

Đơn vị thực hiện

  • Hạng mục

    Hạng mục dự án

  • Thời gian

    Từ 2010 đến nay

Phần 1

Bối cảnh ra đời của dự án/
sáng kiến

Bước sang đầu thế kỷ 21, các yếu tố khó lường về biến đổi khí hậu, sự suy giảm tài nguyên cho thấy dấu hiệu của sự khủng hoảng sinh thái và hệ lụy của nó là tác động trực tiếp đến nền kinh tế toàn cầu. Và phát triển theo hướng Kinh tế Xanh sẽ là lựa chọn thông minh để vượt qua khủng hoảng, yếu tố chủ chốt của cuộc cách mạng xanh của thế kỷ.

Theo UNEP (Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc), Kinh tế Xanh là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thái. Kinh tế Xanh, đó là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: Kinh tế, Xã hội và Môi trường. Những hoạt động (trong nền kinh tế) tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội con người (đặc biệt là yếu tố văn hóa), đồng thời những hoạt động này thân thiện với môi trường. Ba yếu tố này đạt trạng thái cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững của Kinh tế Xanh.

Nền Kinh tế Xanh được hiểu theo nghĩa thông thường với 4 nội dung về kinh tế bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và tri thức dựa trên các nền tảng về nguyên liệu xanh, công nghệ xanh, dịch vụ xanh và rất nhiều các yếu tố khác với đặc điểm có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội.

Phát triển Kinh tế Xanh là một cách thức thực hiện phát triển bền vững. Dự án GreenPlan ra đời với mục tiêu trước hết “Phát triển bền vững nguồn dược liệu Traphaco” và để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển.

Dự án Bền Vững - GreenPlan- Ảnh 6.

Phần 2

Mục tiêu và động lực để thực hiện dự án

Mục tiêu:

Đứng trước những thử thách và cơ hội cho công nghiệp Dược Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần Traphaco nói riêng, sứ mạng và trách nhiệm với cộng đồng đã tạo nên động lực cho công ty lựa chọn con đường mới với chiến lược “Con đường Sức khỏe Xanh” bao gồm 4 mục tiêu chiến lược: Nguyên liệu Xanh; Công nghệ Xanh; Sản phẩm Xanh và Dịch vụ Xanh.

Để đạt được mục tiêu chiến lược Nguyên liệu Xanh, Traphaco đã đặt nền móng những viên gạch nền tảng đầu tiên bằng việc triển khai Dự án GreenPlan với mục tiêu trước hết “Phát triển bền vững nguồn dược liệu Traphaco”.
Hiện dự án đã thiết lập các mục tiêu theo từng giai đoạn như sau:

- Năm 2011, dự án GreenPlan có 10 mục tiêu liên quan đến khảo sát vùng sản xuất dược liệu, nghiên cứu sản phẩm mới và xây dựng các quy trình trồng trọt, khai thác dược liệu.
- Giai đoạn 2011-2015, dự án GreenPlan có các mục tiêu cụ thể hơn về lựa chọn các dược liệu đăng k‎ý GACP-WHO (Actiso, Bìm bìm, Rau đắng, Đinh lăng đạt GACP-WHO vào năm 2013)
- Từ năm 2016 đến nay, dự án GreenPlan triển khai theo các kế hoạch và mục tiêu cụ thể hàng năm căn cứ kế hoạch sản xuất, kinh doanh mỗi năm của Traphaco. Dự án sẽ tập trung vào duy trì và phát triển các vùng sản xuất 5 dược liệu Actiso, Rau đắng đất, Bìm bìm, Đinh lăng, Chè dây đạt GACP-WHO.

Dự án Bền Vững - GreenPlan- Ảnh 8.

Động lực:

Những năm đầu thế kỷ 21, công nghiệp Dược phẩm Việt Nam đang đứng trước hai sự lựa chọn là phát triển thuốc dựa trên nền tảng các hoạt chất hoá dược tổng hợp hoặc từ dược liệu. Tuy nhiên, với lịch sử Y dược cổ truyền hàng nghìn năm; những học thuyết, lý luận y học cổ truyền được truyền dạy từ đời này qua đời khác; truyền thống sử dụng cây, con làm thuốc của 54 dân tộc… đã khiến Y dược học cổ truyền Việt Nam trở thành văn hóa không thể thay thế.

Bên cạnh đó, lợi thế về đa dạng sinh học với hơn 4000 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc, nhiều cây đặc hữu có kỳ vọng trong phát triển thuốc mới và xu thế “trở về với thiên nhiên” của thế giới là những yếu tố tạo nên nền tảng vững chắc cho phát triển công nghiệp Dược Việt Nam.

Không những thế phát triển công nghiệp Dược Việt Nam dựa trên nền tảng phát triển thuốc từ dược liệu là sự phát triển đảm bảo yếu tố bền vững, thân thiện với môi trường, gắn kết chặt chẽ với sự phát triển của nền Kinh tế xanh, đây cũng là yếu tố then chốt mang lại Sức khỏe Xanh cho cộng đồng.

Dự án Bền Vững - GreenPlan- Ảnh 10.

Phần 3

Hoạt động và phạm vi
thực hiện

Giai đoạn khởi động
Dự án GreenPlan đã triển khai các hoạt động chính cụ thể: Khảo cứu tài liệu, khảo sát dược liệu và vùng trồng, khai thác dược liệu; Thực hiện trồng thử nghiệm một số dược liệu và các nội dung khác liên quan; Tham gia các Đề tài, dự án liên quan đến phát triển dược liệu ở cấp Nhà nước, cấp Bộ.

Giai đoạn hành động theo mục tiêu
Trong giai đoạn này, ngoài các thành viên từ các bộ phận thuộc các công ty thành viên Traphaco hỗ trợ hoạt động liên quan, Ban dự án GreenPlan có nhóm chuyên trách có nhiệm vụ triển khai các hoạt động chính theo các mục tiêu ngắn hạn từng năm và mục tiêu dài hạn trong một giai đoạn. Trong đó, mục tiêu duy trì và phát triển các vùng sản xuất 5 dược liệu Actiso, Rau đắng đất, Bìm bìm, Đinh lăng, Chè dây theo GACP-WHO được triển khai với 7 hoạt động chính sau:

1. Đánh giá điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường các vùng sản xuất mục tiêu.
2. Kiểm tra chất lượng đất, nước của vùng sản xuất mục tiêu.
3. Ký kết hợp đồng hợp tác sản xuất dược liệu GACP-WHO với các hộ trồng trọt, thu hái và các cơ sở sơ chế dược liệu.
4. Thực hiện đào tạo, tập huấn cho người tham gia sản xuất dược liệu về quy trình trồng trọt, thu hái, chế biến dược liệu theo hướng dẫn GACP-WHO.
5. Xây dựng mạng lưới kiểm soát nội bộ, thực hiện đánh giá nội bộ hàng năm về sản xuất dược liệu GACP-WHO.
6. Ký kết các hợp đồng thu mua dược liệu đạt Tiêu chuẩn kỹ thuật và các cam kết chính sách kiểm soát sản xuất dược liệu theo GACP.
7. Công bố, đăng ký chứng nhận vùng sản xuất dược liệu đạt GACP.

Ngoài các hoạt động chính nêu trên, dự án GreenPlan đã triển khai các hoạt động sau theo nhu cầu của xã hội và Nhà nước như Báo cáo tham luận các hội nghị, hội thảo về phát triển dược liệu Việt Nam…

Dự án Bền Vững - GreenPlan- Ảnh 13.

Phần 4

Sáng kiến/ phát kiến
của dự án

Việc triển khai dự án GreenPlan xuyên suốt chuỗi cung ứng sản phẩm từ dược liệu của Traphaco. Traphaco đã đưa ra các khái niệm ban đầu về chuỗi giá trị xanh gắn với hoạt động của dự án GreenPlan, đó là: Nguyên liệu xanh – Công nghệ xanh – Sản phẩm xanh – Dịch vụ xanh.

Trong 2 năm 2020-2021, dưới ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, dự án đã triển khai hình thức đào tạo trực tuyến, ứng dụng phần mềm kiểm soát sản xuất và truy xuất nguồn gốc dược liệu GACP-WHO trên nền tảng web (http://www.traphacoxanh.com), hỗ trợ việc triển khai phần mềm tại các cơ sở sản xuất dược liệu qua mạng điện thoại, internet.

Năm 2010, Ban dự án GreenPlan đã đề xuất bản đồ phát triển một số dược liệu ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nói chung và cho Traphaco nói riêng bao gồm các vùng sản xuất dược liệu đối với cây thuốc được trồng trọt và cây thuốc thu hái ngoài tự nhiên.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, có một bộ nhận diện cây thuốc và vị thuốc đầy đủ “Củ mài và vị thuốc Hoài sơn” từ đặc điểm hình thái, đặc điểm hóa học đến đặc điểm sinh học phân tử.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, các hướng dẫn về trồng trọt và thu hái cây thuốc (Actiso, Đinh lăng, Chè dây,...) đã được in thành những quyển sổ tay hướng dẫn ngắn gọn, súc tích

Sáng kiến tạo nguồn vốn xoay vòng hỗ trợ cho người dân tham gia sản xuất dược liệu tại vùng cao đã được thực thi trong dự án “Phát triển trồng và chế biến Dược liệu tại một số địa phương miền núi Tây Bắc góp phần tạo việc làm và gia tăng thu nhập cho người thu nhập thấp”. Và Traphaco là công ty Dược đầu tiên thực hiện đăng k‎ý bảo hộ giống cây thuốc.

Dự án Bền Vững - GreenPlan- Ảnh 16.

Phần 5

Triển khai thực hiện
và chi phí

Ban dự án GreenPlan đã triển khai dự án dựa trên nguyên tắc hợp tác 4 Nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà khoa học, Doanh nghiệp) và đề cao vai trò của Doanh nghiệp theo cách tiếp cận hệ thống đa chiều: theo chiều dọc với các cấp quản l‎ý Nhà nước (từ cấp trung ương tới cấp địa phương, từ cấp bộ đến cấp sở, cấp phòng); theo chiều ngang với Doanh nghiệp (công ty, cơ sở sản xuất, tổ chức tư vấn), Nhà nông, Nhà khoa học; theo chiều sâu giữa Doanh nghiệp với từng nhà (Doanh nghiệp, Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà nông)...

Như vậy, Doanh nghiệp sẽ là nhà trung tâm, là đơn vị có khả năng ứng đối linh hoạt, nhạy bén nhất với thị trường, sẵn sàng hiện thực hóa các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn cuộc sống, là người liên kết với mỗi nhà, tổ chức hoạt động chung và gắn kết các Nhà với nhau trong một hệ thống gồm những mối quan hệ phát triển.

Với quan điểm “Hợp tác tạo ra sức mạnh vượt trội”, các doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông cần phải liên kết với nhau thành mạng lưới, trở thành đối tác của nhau trong tất cả các hoạt động của 4 khâu Nghiên cứu sản phẩm – Phát triển sản phẩm – Sản xuất sản phẩm – Phân phối sản phẩm trên thị trường.

Tính đến nay, chi phí triển khai dự án GreenPlan tổng cộng là 21,565,600,000VND. Đây được đánh giá là một trong những dự án phát triển dược liệu mang tính tổng thể. Các công nghệ được ứng dụng triển khai thông qua các đề tài và dự án thành phần của dự án GreenPlan.

Dự án Bền Vững - GreenPlan- Ảnh 19.

Phần 6

Kết quả đạt được

70.000

Hecta tỉnh Lào Cai được khai thác để thu hái Chè dây

2

Hecta tỉnh Hoà Bình được khai thác để trồng Bìm bìm biếc

7

Hecta tỉnh Phú Thọ được khai thác để trồng Bìm bìm biếc

65

Hecta tỉnh Lào Cai được khai thác để trồng Actiso

135

Hecta tỉnh Nam Định được khai thác để trồng Đinh Lăng

800

Hecta tỉnh Phú Yên được khai thác để trồng Rau đắng dất

1.200

Hecta tỉnh Phú Yên được khai thác để thu hái Rau đắng dất

Phần 7

Tiềm năng nhân rộng
mô hình

Dự án GreenPlan là dự án phức hợp, triển khai mô hình quản lý dự án theo kiểu ma trận. Dự án đã và đang tiếp tục được phát triển với quy mô ngày càng rộng và có xu hướng tách thành các dự án nhỏ được quản lý độc lập bởi các đơn vị hợp tác với sự hỗ trợ về kỹ thuật của các thành viên chuyên trách nhóm GreenPlan và nguồn tài chính đầu tư đến từ Traphaco hoặc từ các nguồn khác.

Từ năm 2013, qua giao lưu và hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, dự án GreenPlan đã trở thành mô hình dự án kiểu mẫu, đã được nhiều đơn vị học hỏi, cùng triển khai hoặc triển khai độc lập các dự án về phát triển dược liệu, xây dựng chuỗi cung ứng dược liệu đạt GACP-WHO.

Mô hình dự án đã được nhân rộng tại Công ty TNHH MTV TraphacoSapa (TraphacoSapa) với việc triển khai dự án “Phát triển trồng và chế biến Dược liệu tại một số địa phương miền núi Tây Bắc góp phần tạo việc làm và gia tăng thu nhập cho người thu nhập thấp”.

Năm 2021, Traphacosapa cũng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu dự án cấp Nhà nước "Hoàn thiện quy trình sản xuất một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) tại huyện Sa Pa - tỉnh Lào Cai" sau 2 năm triển khai.

Hiện tại mô hình dự án đang được triển khai nhân rộng tại Công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco (Traphaco CNC) với việc hình thành dự án trồng Cúc hoa vàng đạt GACP tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên.

Mô hình dự án GreenPlan hoàn toàn có thể triển khai ở các địa phương của Việt Nam cũng như ở một số quốc gia tương tự ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với nhiều quy mô hợp tác và trình độ khác nhau.

Dự án Bền Vững - GreenPlan- Ảnh 20.

Về chúng tôi

Truy cập trang web của chúng tôi

Các hình ảnh, video, thông tin, dữ liệu về dự án được đăng tải trên landing page (trang thông tin dự án) này
do cá nhân/ tổ chức đăng ký tham gia giải thưởng cung cấp và chịu trách nhiệm về bản quyền và tính hợp pháp theo quy định pháp luật.

null