Chương trình Hạnh Phúc Xanh - Dự án Forest Symphony (Giao hưởng rừng xanh) - Trồng rừng vững đất Sóc Trăng
Thư viện sáng kiến
01/12/2023 10:27

Đơn vị thực hiện
-
Hạng mục
DỰ ÁN
-
Thời gian
TỪ 2018 ĐẾN NAY
-
Lĩnh vực
VÌ SỰ SỐNG TRÊN CẠN
Dự án Forest Symphony là một phần của chương trình Hạnh Phúc Xanh được Quỹ Hỗ trợ phát triển cộng đồng Sống bền vững (gọi tắt là Quỹ Sống bền vững) triển khai thực hiện từ năm 2018, nhằm thúc đẩy việc trồng mới và phục hồi rừng ngập mặn, góp phần bảo vệ đời sống và sinh kế bền vững của cộng đồng trước tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu. Hợp phần trồng rừng ngập mặn tại tỉnh Sóc Trăng, thuộc Dự án Forest Symphony đặt mục tiêu dài hạn từ 2021-2029 bằng việc chung tay trồng rừng ngập mặn trên 50ha đất bãi bồi tại xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Thông điệp “Ai trồng cây người đó có hạnh phúc” này vẫn luôn truyền động lực cho cả tập thể Dự án Forest Symphony không ngừng vượt qua các thách thức để phục hồi rừng ngập mặn, tăng sự kết nối giữa con người và tự nhiên, sự kết nối giữa con người và con người, từ đó mang lại sự bảo vệ và hạnh phúc cho mọi người.
Phần 1
Bối cảnh ra đời của dự án
Biến đổi khí hậu ngày càng tác động rõ rệt lên Đồng bằng Sông Cửu Long. Những năm qua, cả vùng châu thổ liên tiếp đối diện với tình trạng ô nhiễm nước, sạt lở bờ sông, bờ biển. Mùa lũ từ thượng nguồn không về song song với việc nước biển dâng vì hiệu ứng nhà kính, khu vực không chỉ rơi vào tình trạng hạn hán mà còn kéo theo hạn mặn. Điều này đã không chỉ ảnh hưởng đến sinh kế mà còn đe dọa đến sự tồn tại của chính vùng châu thổ Cửu Long.
Người dân trên địa bàn Sóc Trăng cũng không ngoại lệ, hằng ngày họ cũng đang đối mặt với những bất lợi kép từ thiên tai. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng, hiện nay, hạn mặn đã làm hơn 12,000 ha lúa của người dân Sóc Trăng bị ảnh hưởng, trong đó có gần 2,000 lúa trổ đòng bị chết khô vì hạn hán và hạn mặn. Ngoài thiệt hại về lúa do khô hạn, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) là địa phương có bờ biển dài trên 43km, hàng năm, tuyến đê biển của thị xã luôn chịu ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở, những con sóng dữ liên tục tàn phá các bờ đê, làm cho cuộc sống của người dân đứng trước muôn vàn khó khăn.
Đứng trước tình trạng nguy cấp trên, năm 2020, Quỹ Sống cũng như Chương trình Hạnh Phúc Xanh quyết định triển khai Dự án Forest Symphony - Trồng rừng vững đất, đặt mục tiêu phủ xanh 50 ha rừng ngập mặn trong 5 năm, góp phần tăng diện tích rừng phòng hộ ven biển và ứng phó với biến đổi khí hậu. Những năm đầu tiên, dự án gặp nhiều khó khăn, thế nhưng nhờ sự ủng hộ của người dân và chính quyền địa phương, dự án đã thu về "quả ngọt".
Phần 2
Sáng kiến - phát kiến của dự án
- Dự án đã lắp đặt trạm quan trắc thời tiết real-time để theo dõi, dự báo thời tiết tại khu vực để có phương án điều chỉnh kế hoạch, mật độ, vị trí chăm sóc rừng nhằm tiết kiệm, tối ưu quá trình chăm sóc sao cho đạt hiệu quả. Thông qua dữ liệu trạm quan trắc thu thập được, Dự án phân tích hướng gió trong năm tại khu vực Dự án xuyên suốt quá trình triển khai từ đó có một bộ dữ liệu hướng đó để sử dụng vào các năm tiếp theo
- Sử dụng chế phẩm sinh học kích thích rễ: nhận thấy việc tăng khả năng bén, bám rễ của cây trồng là rất cần thiết để cây có thể vượt qua mùa gió Bấc vào cuối năm. Với sự hỗ trợ, tư vấn của Cố vấn chuyên môn Lâm nghiệp, Dự án tiến hành thử nghiệm phun chế phẩm sinh học kích thích rễ lên cây trồng. Sau 03 tháng thử nghiệm, nhận thấy có sự khác biệt giữa nhóm cây có phun chế phẩm và nhóm đối chứng. Dự án tiến hành triển khai phun đại trà chế phẩm sinh học lên toàn bộ cây trong khu vực trồng rừng nhằm cho cây sớm bám rễ, vững chắc trước tác động của sóng, gió.
- Ứng dụng công nghệ vào trồng quản lý, giám sát rừng: sử dụng thiết bị bay không người lái và thiết bị toàn đạc GNSS RTK để thu thập không ảnh, quản lý, giám sát sức khỏe rừng.
Phần 3
Mục tiêu - tầm nhìn dự án
Mục tiêu
Dự án Forest Symphony - Trồng Rừng Vững Đất được thành lập với mục tiêu dài hạn từ 2021 - 2029 sẽ trồng rừng ngập mặn trên 50 ha đất bãi bồi tại khu vực bãi bồi ấp Đại Bái, xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Dự án sẽ tạo bức tường xanh dài khoảng 2.5km trên tổng số 3.3km đường bờ biển của xã Lạc Hòa để hạn chế xói lở, chắn sóng, bảo vệ rừng ngập mặn. Từ đó, gia tăng sự kết nối của con người với con người, con người với thiên nhiên, thúc đẩy lối sống hài hòa với thiên nhiên. Dự án Forest Symphony - Trồng Rừng Vững Đất luôn chú trọng vấn đề đa loài, đa dạng sinh học. Ngoài việc triển khai việc trồng và chăm sóc rừng, Dự án còn nỗ lực thúc đẩy và nâng cao năng lực các bên liên quan để gia tăng vai trò và sự tham gia của họ, giúp các hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất.
Tầm nhìn
Động lực để Dự án Forest Symphony tiếp tục thực hiện trong nhiều năm qua và những năm tới là sự nhiệt huyết và tinh thần phụng sự cộng đồng của các thành viên Quỹ Sống. Hơn hết, sự tin tưởng và chung tay của cộng đồng chính là nguồn lực “soi đường” cho hành trình nhân văn ấy. Qua đó có thể bảo vệ và tạo sinh kế bền vững thông qua việc trao quyền cho cộng đồng bảo tồn các hệ sinh thái rừng ngập mặn đã được gây trồng. Mặc dù những ngày đầu triển khai tại địa bàn, Dự án phải liên tục đương đầu với các thách thức, công việc không mấy được dân địa phương quan tâm vì không đem lại lợi ích tức thời. Thế nhưng chính sự bền bỉ, kiên trì vận động mỗi ngày của ban nhân sự Quỹ Sống đã thắp lên tia hy vọng phủ xanh vùng đất đối với cộng đồng dân cư. Nhờ vậy, mọi người dân địa phương đã trở nên cởi mở hơn với Dự án.
Phần 4
Quá trình triển khai - Phạm vi - Chi phí của dự án
Quá trình triển khai - Phạm vi thực hiện
Dự án Forest Symphony được triển khai tại xã Lạc Hòa, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Dự án đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể như:
- Dự án đã trồng, chăm sóc 50 ha rừng ngập mặn (1 năm trồng, 4 năm chăm sóc).
- Để có thể để trồng một cây Mắm đủ kiên cường Dự án còn thực hiện từ nghiên cứu và giám sát, vận hành đến hoạt động giáo
- Dự còn cũng đã tham vấn, nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng các mô hình giải pháp: 01 nghiên cứu về Định lượng khả năng tích tụ carbon của rừng Mấm trồng tại xã Lạc Hòa; 01 thử nghiệm chế phẩm sinh học nhằm kích thích khả năng sinh trưởng của cây rừng; 01 trạm quan trắc thời tiết real-time; đo độ bồi lắng tại khu vực bãi bồi xã Lạc Hòa; ứng dụng thiết bị bay không người lái UAV kết hợp thiết bị toàn đạc RTK giám sát sức khỏe cây rừng và một số thử nghiệm tăng khả năng tái sinh tự nhiên; các giải pháp hỗ trợ trồng và chăm sóc rừng hiệu quả.
- Những hoạt động cộng đồng: Dự án đã triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của rừng ngập mặn nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quá trình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Cụ thể, Dự án đã tổ chức các buổi tập huấn"Phụ nữ chung tay bảo vệ rừng ngập mặn”, tổ chức nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho học sinh. Bên cạnh đó, dự án cùng tìm hiểu đời sống an sinh, sinh kế của địa phương để hỗ trợ cho người dân, đặc biệt là các thành viên trong tổ bảo vệ rừng.


Chi phí
Quỹ Sống vận động và báo cáo sử dụng nguồn quỹ một cách minh bạch, tiết kiệm và khoa học; với sự tham gia của các tập đoàn đa quốc gia và địa phương, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất nhiều cá nhân hảo tâm.
Với mỗi Dự án được triển khai, Quỹ Sống sẽ tiến hành gây quỹ cộng đồng cho các hạng mục Dự án. 100% nguồn vốn triển khai dự án được Quỹ Sống huy động từ cộng đồng.
Tính đến nay, dự án Giao Hưởng Rừng Xanh – Trồng rừng ngập mặn tại Sóc Trăng triển khai trồng trên tổng diện tích 28,5 ha, tương đương 125.400 cây, cụ thể:
Năm 2021 - 8,5 ha, tương đương 400 cây Năm 2022 – 10ha, tương đương 000 cây Năm 2023 – 10ha, tương đương 000 cây (Tính đến 07/2023, đã gây quỹ được > 25.000 cây)
Riêng năm 2023, dự án đặt mục tiêu trồng và chăm sóc 44.000 cây mắm, gồm 1 năm trồng và 4 năm chăm sóc, tại bãi bồi ven biển xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Với chi phí 90.000 đồng/cây, dự án sẽ thực hiện trồng và chăm sóc bảo vệ rừng trồng trong 5 năm cùng các hoạt động tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương. Tỷ lệ cụ thể như sau:
Trồng, chăm sóc rừng và các hoạt động liên quan | 72,900vnđ | 81%
Giám sát và đánh giá rừng | 4,050vnđ | 4.5%
Dự phòng rủi ro | 4,500vnđ | 5%
Chi phí hoạt động quản lý Quỹ | 4,500 | 5%
TỔNG: 90,000vnđ
Phần 5
Kết quả đạt được
Phần 6
Tiềm năng nhân rộng mô hình
Với việc triển khai kết hợp chặt chẽ giữa việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật của các Ban/Ngành liên quan và nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để tăng cường hiệu quả trong quá trình triển khai Dự án. Đến nay, Dự án có thể xem là có khả năng nhân rộng tại các khu vực có tiềm năng phục hồi rừng ngập mặn ven biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Không chỉ mở rộng và phủ xanh diện tích rừng, dự án còn có thể triển khai cải tạo những vùng xung yếu ven biển có nguy cơ sạt lở cao trước khi tạo mảng xanh. Đi cùng với đó, dự án vẫn tiếp tục nâng cao ý thức của người dân, học sinh về tầm quan trọng của rừng đối với đời sống và đối với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
Ngoài ra, dự án cần kêu gọi được sự hưởng ứng của nhiều bên. Bởi công tác trồng và bảo vệ rừng còn có thể phát huy hơn nữa khi có sự chung tay của cộng đồng, Ban/Ngành trong tỉnh.
Có thể thấy, từng bước thâm nhập cộng đồng, tăng nhận diện của Dự án và gia tăng sự gắn kết của cộng đồng đối với Dự án trong tất cả các hoạt động triển khai thì Dự án tin rằng việc nhân rộng mô hình tại các khu vực khác là hoàn toàn khả thi.




Bản quyền và tính hợp pháp của các hình ảnh, video, thông tin, dữ liệu về dự án được đăng tải trên landing page (trang thông tin dự án) này do cá nhân/ tổ chức đăng ký tham gia giải thưởng cung cấp và chịu trách nhiệm.