Bệnh Viện Đồ Da - Điểm tựa cho người yếu thế

Hạng Mục

Thư viện sáng kiến

Thời gian

14/11/2024 14:25

  • Hạng mục

    DỰ ÁN

  • Thời gian

    TỪ 2018 ĐẾN NAY

  • Lĩnh vực

    CÔNG VIỆC TỐT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Bệnh Viện Đồ Da - Điểm tựa cho người yếu thế- Ảnh 2.

Bệnh viện đồ da - Điểm tựa cho người yếu thế ra đời vào năm 2018 với mục đích hỗ trợ và đào tạo việc làm cho người yếu thế ( trẻ lang thang, lao động đường phố, đánh giày, nạn nhân buôn người, trẻ mồ côi…). Trải qua 6 năm kể từ khi được thành lập, Bệnh viện đồ da đã vừa giải quyết vấn đề việc làm, vừa tạo cơ hội phát triển tay nghề, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và mang đến một công việc ổn định, lâu dài và mở rộng mạng lưới hỗ trợ người yếu thế trên toàn quốc. Kết hợp cùng các trung tâm bảo trợ tiếp nhận người yếu thế, Bệnh viện đồ da đào tạo nghề, kiến thức về vận hành, chăm sóc khách hàng và kết hợp đào tạo kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, đàm phán,... Từ 2018 đến nay, Bệnh viện đồ da đã đào tạo và đồng hành cùng 30 người yếu thế làm việc trong môi trường an toàn, ổn định với mức lương 9-15tr/ mỗi tháng.


Phần 1

Bối cảnh ra đời của dự án

Thành lập năm 2018 tại Hà Nội, Bệnh viện đồ da đã tiếp nhận, đào tạo và tạo việc làm cho nhiều người yếu thế, bao gồm: Trẻ lang thang, nạn nhân buôn người… để rồi từ đây, nhiều cuộc sống mới đã được "tái sinh".

Anh Phúc – founder của Bệnh viện đồ da, đã có một tuổi thơ trải qua nhiều biến cố: Bố mất sớm, gánh nặng kinh tế đặt lên vai mẹ. Chính vì vậy, ngay từ năm 11 tuổi, anh đã phải vật lộn với nghề đánh giày trên đường phố để kiếm tiền.

Xuất thân là một lao động đường phố, anh Phúc hiểu rõ những khó khăn, nỗi khổ tâm và hoàn cảnh của nhóm đối tượng này: sức khoẻ, thiếu sự bảo vệ, vấn nạn bạo hành, xâm hại,... Và từ đó, anh cũng đã nung nấu ý định một mục tiêu lớn để xây dựng một doanh nghiệp, thực hiện được trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với nhóm đối tượng này.

Năm 2018, anh Phúc nhận thấy được tiềm năng của thị trường đồ da tại Việt Nam. Cùng với người cộng sự của mình, anh Phúc đã bắt đầu khởi nghiệp với mô hình Bệnh viện đồ da, mong muốn tạo một "mái nhà" để anh em đánh giày không còn phải lang thang ở ngoài đường nữa. Quyết tâm là thứ duy nhất khiến anh Phúc kiên trì đến cùng, từ một phòng kho 6m2, một xưởng đồ da dành cho những người yếu thế đã hình thành và phát triển tới ngày hôm nay.

Hiện nay, Bệnh viện đồ da chủ yếu vệ sinh, chăm sóc và phục chế những bộ sofa. Trung bình mỗi tháng, xưởng nhận sửa khoảng 20 đến 30 bộ với mức giá hàng trăm triệu đồng. Xưởng có 8 anh em thường trực, thu nhập bình quân của mỗi người từ 7 – 10 triệu đồng mỗi tháng, tùy vào khối lượng công việc của từng người. Chỉ từ căn phòng ngủ "khởi nghiệp" bé tẹo ngày nào, Bệnh viện Đồ Da hiện nay đã có xưởng phục chế, văn phòng làm việc và chỗ ở cho đội ngũ nhân sự.

Trong năm 2024, Nguyễn Văn Phúc đã lên kế hoạch đưa Bệnh viện đồ da Nam tiến, để có thể tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho những đối tượng yếu thế tại Thành phố Hồ Chí Minh và những tỉnh miền Tây. Dù đứng trước những cơ hội để mở rộng doanh nghiệp và đạt được nhiều mục tiêu trong kinh doanh, Bệnh viện đồ da sẽ không xa rời tôn chỉ hỗ trợ người yếu thế, vẫn luôn đặt hai nhiệm vụ song hành là: Phát triển doanh nghiệp và thực hiện trách nhiệm xã hội.

Bệnh Viện Đồ Da - Điểm tựa cho người yếu thế- Ảnh 3.
Bệnh Viện Đồ Da - Điểm tựa cho người yếu thế- Ảnh 4.
Bệnh Viện Đồ Da - Điểm tựa cho người yếu thế- Ảnh 5.

Phần 2

Sáng kiến - phát kiến của dự án

Bệnh viện đồ da được vận hành với mục tiêu xây dựng hệ sinh thái khép kín, tạo ra một quy trình chặt chẽ để thực hiện hai mục tiêu song hành là phát triển kinh doanh và hỗ trợ người yếu thế.

Đối với việc đào tạo và hỗ trợ người yếu thế, Bệnh viện đồ da xây dựng quy trình lý tưởng sau:

1. Đào tạo miễn phí.

2. Tạo cơ hội việc làm.

3. Tự chủ kinh doanh bằng franchise/mô hình đại lý.

4. Hỗ trợ cung cấp thiết bị nguyên liệu, công cụ, sản phẩm; đào tạo bổ sung; cập nhật công nghệ;... như chính sách hỗ trợ phía sau.

5. Nhân rộng quy mô hỗ trợ người yếu thế F1; F2; F3

Bệnh Viện Đồ Da - Điểm tựa cho người yếu thế- Ảnh 6.

Phần 3

Mục tiêu - tầm nhìn dự án

- Mục tiêu: Hỗ trợ mỗi năm cho từ 80-100 người yếu thế, giúp họ có công ăn việc làm ổn định trên khắp Việt Nam.

- Tầm nhìn: Mỗi tỉnh thành sẽ có ít nhất một cơ sở Bệnh viện đồ da với hàng trăm người yếu thế có công ăn việc làm.

Bệnh Viện Đồ Da - Điểm tựa cho người yếu thế- Ảnh 7.
Bệnh Viện Đồ Da - Điểm tựa cho người yếu thế- Ảnh 8.
Bệnh Viện Đồ Da - Điểm tựa cho người yếu thế- Ảnh 9.

Phần 4

Quá trình triển khai - Phạm vi - Chi phí của dự án

- Thời điểm mới thành lập: Bệnh viện đồ da tập trung phát triển thị trường Hà Nội bằng cách mở các điểm giao nhận tại nơi tập trung những khách hàng tiềm năng. Khi nguồn nhân lực còn quá mỏng, anh Phúc và cộng sự đã phân chia một người làm kỹ thuật, một người tìm kiếm khách hàng.

- Giai đoạn phát triển ổn định: Bệnh viện đồ da bắt đầu thu nhận, đào tạo lao động yếu thế. Ở giai đoạn này, Bệnh viện đồ da tập trung vào việc đào tạo, cho nhân sự thực hành trên mẫu sản phẩm và training kỹ năng làm việc với khách hàng, đảm bảo sau khoá đào tạo, nhân sự có tay nghề và thực hiện được đối với sản phẩm của khách hàng.

- Trong 2 năm tiếp theo, khi đã nhận thấy thời điểm phù hợp, Bệnh viện đồ da bắt đầu thực hiện những dự án truyền thông để bắt đầu thực hiện kế hoạch mở rộng thị trường, đồng thời cũng mở rộng khả năng hỗ trợ người yếu thế ở các khu vực khác ngoài Hà Nội.

- Năm 2024, anh Nguyễn Văn Phúc đã Nam tiến để mở thêm cơ sở Bệnh viện đồ da trong Thành phố Hồ Chí Minh. Trong chương trình Shark Tank năm 2024, Bệnh viện đồ da cùng Nguyễn Văn Phúc cũng là công ty duy nhất được cả 4 shark cùng tham gia đầu tư và hỗ trợ để mở thêm các cơ sở Bệnh viện đồ da trên khắp Việt Nam giúp hỗ trợ những người yếu thế.

Bệnh Viện Đồ Da - Điểm tựa cho người yếu thế- Ảnh 10.

Phần 5

Kết quả đạt được

Kết quả định tính

Bệnh viện đồ da đã mở ra một chương mới của cuộc đời tốt đẹp và tươi sáng hơn cho những con người yếu thế trong xã hội. Những bạn trẻ đều có thay đổi tích cực sau khi về làm ở đây. Trước hết là thay đổi về con người, về tầm nhìn, về suy nghĩ. Sau là thay đổi cách giao tiếp, các bạn ấy đã cởi mở và tự tin hơn thay vì luôn ngại ngùng tránh né giao tiếp như trước đây..

Hiện nay, Bệnh viện Đồ Da nhận chăm sóc đồ da, chủ yếu phục chế những bộ sofa, tạo thu nhập ổn định cho người yếu thế. Trung bình mỗi tháng, xưởng nhận sửa khoảng 20-30 bộ sofa với mức giá hàng trăm triệu đồng. Xưởng có 8 anh em thường trực, thu nhập bình quân của mỗi người từ 7 triệu đồng/ tháng tùy vào khối lượng công việc của từng người.

Đặc biệt, với sáng kiến Bệnh viện đồ da của mình, anh Nguyễn Văn Phúc cũng vinh dự nhận được giải thưởng Wechoice Awards 2023 hạng mục nhân vật truyền cảm hứng. Anh cũng là 1 trong 50 tấm gương người tốt việc tốt tiêu biểu gặp Chủ tịch nước trong năm 2024 vừa qua.

Kết quả định lượng

Bệnh Viện Đồ Da - Điểm tựa cho người yếu thế- Ảnh 11.

Phần 6

Tiềm năng nhân rộng mô hình

Đến năm 2024, Bệnh viện đồ da đã có mặt tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Mục tiêu trong năm 2025, Bệnh viện đồ da sẽ mở được chi nhánh tại Đà Nẵng.

Mặc dù các khu vực mục tiêu đều là những thành phố lớn, tính cạnh tranh cao, nhưng Bệnh viện đồ da đã chuẩn bị một chiến lược hoạt động kỳ càng:

1. Những khu vực này tập trung lượng lớn lao động đường phố, người yếu thế, là nơi mà Bệnh viện đồ da có thể phát huy tốt nhất năng lực và trách nhiệm xã hội.

2. Đây là những thị trường tiềm năng, nhu cầu khách hàng lớn và phù hợp với dịch vụ mà Bệnh viện đồ da cung cấp.

3. Đây là thị trường mang tính chiến lược vì đều là những thành phố trọng điểm của từng khu vực. Là thị trường "win" quyết định những bước đi tiếp theo trong kế hoạch dài hạn của Bệnh viện đồ da

4. Mô hình hỗ trợ người yếu thế của Bệnh viện đồ da có nhiều điểm cạnh tranh nổi bật, đồng thời yếu tố tiên quyết là hỗ trợ người yếu thế, đào tạo miễn phí và tạo công ăn việc làm dài hạn, ổn định và bền vững.

5. Với sự cố gắng không ngừng trong 6 năm lập nghiệp, anh Phúc và các cộng sự tại Bệnh viện đồ da đã có được sự ủng hộ lớn lao từ những đối tác và nhà đầu tư, có thêm những cánh tay nối dài để thực hiện sứ mệnh của mình.

6. Không thể không kể đến sự thành công về mặt truyền thông đã giúp cho Bệnh viện đồ da kết nối được sâu sát hơn với những người yếu thế, từ đó mở ra nhiều cơ hội để đồng hành cùng người yếu thế trong tương lai.

Bệnh Viện Đồ Da - Điểm tựa cho người yếu thế- Ảnh 12.
Bệnh Viện Đồ Da - Điểm tựa cho người yếu thế- Ảnh 13.
Bệnh Viện Đồ Da - Điểm tựa cho người yếu thế- Ảnh 14.

Bản quyền và tính hợp pháp của các hình ảnh, video, thông tin, dữ liệu về dự án được đăng tải trên landing page (trang thông tin dự án) này do cá nhân/ tổ chức đăng ký tham gia giải thưởng cung cấp và chịu trách nhiệm.

null