Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar

Hạng Mục

Thư viện sáng kiến

Thời gian

29/10/2024 14:09

Đơn vị thực hiện

  • Hạng mục

    DỰ ÁN

  • Thời gian


  • Lĩnh vực

    GIẢM THIỂU BẤT BÌNH ĐẲNG

Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 2.

Theo cảnh báo của UNESCO, một nửa số ngôn ngữ trên thế giới có khả năng sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này, đe dọa sự mất mát to lớn về tri thức văn hóa toàn cầu. Nhận thấy nguy cơ đó, trường Đại học VinUni đã phát triển dự án "Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar" - Một trong những ngôn ngữ đang đứng trước nguy cơ biến mất khi số lượng người nói ngôn ngữ này ngày càng giảm tại Việt Nam. Dưới sự dẫn dắt và hợp tác của cộng đồng người Bahnar, dự án đã giải quyết vấn đề cấp bách này bằng cách ghi chép và phục hồi di sản văn hóa của người Bahnar.

Hoạt động bảo tồn các ngôn ngữ đang bị đe dọa như Bahnar không chỉ quan trọng đối với bản sắc văn hóa mà còn giúp giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học. Điều này càng quan trọng hơn khi Việt Nam là một điểm nóng về đa dạng sinh học và ngôn ngữ của thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tri thức bản địa, cũng như gìn giữ giá trị văn hóa nhân loại. Vì vậy, sáng kiến của dự án không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn một cộng đồng mà còn mang ý nghĩa định vị Việt Nam như một quốc gia dẫn đầu trong việc bảo tồn văn hóa toàn cầu.


Phần 1

Bối cảnh ra đời của dự án

Ngôn ngữ và văn hóa không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng của danh tính, lịch sử và tri thức của một cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều ngôn ngữ đang dần biến mất dưới sức ép của hiện đại hóa và toàn cầu hóa, đặc biệt là ngôn ngữ của các dân tộc bản địa. Điều này không chỉ dẫn tới sự mai một về văn hóa mà còn tác động xấu tới biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và suy thoái sinh thái. Bởi theo Liên Hợp Quốc, các cộng đồng bản địa chỉ chiếm khoảng 5% dân số, nhưng họ lại đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ 80% đa dạng sinh học.

Tại Việt Nam, mỗi dân tộc đều sở hữu những giá trị văn hóa và tri thức độc đáo. Trong đó có người Bahnar, một cộng đồng sống chủ yếu ở vùng rừng núi Kon Tum, với lịch sử dài trong việc bảo vệ rừng và sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững, tôn trọng sự đa dạng sinh học.

Tuy nhiên, di sản văn hóa của người Bahnar đang phải đối mặt với khá nhiều thách thức. Ngôn ngữ Bahnar đang trên bờ vực biến mất do số lượng người nói ngôn ngữ này ngày càng giảm, kéo theo những giá trị lịch sử, văn hóa, tri thức và sự am hiểu về môi trường của họ. Mặt khác, dù người Bahnar có kiến thức, bài học quý giá trong việc bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên, nhưng tri thức của họ thường bị coi nhẹ trong quá trình đô thị hóa, gây lãng phí nguồn tri thức nhân loại.

Vì vậy, Dự án bảo tồn ngôn ngữ Bahnar được ra đời nhằm bảo tồn ngôn ngữ và những giá trị tri thức của người Bahnar. Đồng thời bảo vệ người Bahnar trước nguy cơ mất đi nền tảng văn hóa và sinh kế của mình do áp lực của đô thị hóa. Dự án cũng góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam và đẩy mạnh quảng bá truyền thông các giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu của dân tộc Việt Nam ra thế giới.

Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 3.

Phần 2

Sáng kiến - phát kiến của dự án

Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 4.

Dự án "Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar", được Trường đại học VinUni thực hiện với một số sáng kiến tiêu biểu như:

Đổi mới sáng tạo cho dân tộc Bahnar

Phát triển các chương trình truyền thông như: Hội thảo, diễn đàn và sự kiện giao lưu văn hóa giới thiệu nét đẹp văn hóa Bahnar, từ âm nhạc, trang phục đến ẩm thực,... thực hiện các bài nghiên cứu về Trí tuệ môi trường, đồng tác giả với các lãnh đạo người Bahnar. Từ đó giảm bớt định kiến, nâng cao nhận thức của công chúng về giá trị văn hóa, tri thức và kinh nghiệm sống của người Bahnar.

Phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao: Bảo tàng ảo sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), giúp lưu giữ các hiện vật quý giá và giáo dục cộng đồng về lịch sử và văn hóa của dân tộc Bahnar. Đồng thời, dự án cũng xây dựng ứng dụng Từ điển nói ngôn ngữ Bahnar, cung cấp thông tin về từ vựng, kèm theo ví dụ và ngữ cảnh, giúp người dùng dễ dàng học hỏi và sử dụng ngôn ngữ.

Đổi mới sáng tạo trong giảng dạy

Mô hình đồng tác giả giữa Sinh viên đại học & các chuyên gia dân tộc thiểu số: Khuyến khích sinh viên đại học và các chuyên gia dân tộc thiểu số tham gia nghiên cứu và viết bài báo khoa học. Đây là một phát kiến đặc biệt và mới lạ của dự án, giúp sinh viên có cơ hội học hỏi từ các chuyên gia, đồng thời tạo ra bài viết có giá trị, phản ánh đúng thực trạng và những góc nhìn đa dạng về văn hóa Bahnar.

Phương pháp học tập trải nghiệm: Dự án còn áp dụng phương pháp học tập trải nghiệm, giúp sinh viên học hỏi nhiều hơn từ thực tế ngoài môi trường lớp học. Các chương trình thực tập, chuyến đi thực địa, và các buổi hội thảo tương tác với cộng đồng Bahnar được tổ chức, mang đến cho sinh viên cơ hội hiểu rõ hơn về cuộc sống, văn hóa và tri thức của người Bahnar. Qua đó, giúp sinh viên củng cố kiến thức, phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề, đồng thời rèn luyện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng và môi trường.

Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 5.
Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 6.

Phần 3

Mục tiêu - tầm nhìn dự án

Với sứ mệnh xây dựng một chương trình bảo tồn ngôn ngữ toàn diện cho người Bahnar, dự án đặt ra mục tiêu và tầm nhìn sau:

Mục tiêu

Dự án "Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar" hướng tới mục tiêu bảo tồn ngôn ngữ Bahnar như một nền tảng quan trọng của di sản văn hóa, đồng thời tận dụng nó để thúc đẩy sự bền vững môi trường. Dự án tìm cách trao quyền cho người Bahnar bằng cách xem họ như những chuyên gia về môi trường, không chỉ đơn thuần là những người nhận viện trợ từ thiện. Từ đó mong muốn Việt Nam và thế giới đánh giá cao và trân trọng sự đóng góp của dân tộc thiểu số bình đẳng như các dân tộc khác.

Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 7.
Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 8.

Tầm nhìn

Dự án hướng tới một tương lai nơi các ngôn ngữ và văn hóa bản địa được bảo tồn và phát triển mạnh mẽ, và tri thức về môi trường của họ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu. Điều này sẽ góp phần xây dựng một thế giới nơi tất cả các nền văn hóa đều được tôn trọng, và những hiểu biết của người dân tộc thiểu số về thiên nhiên và sự bền vững được tích hợp vào các giải pháp toàn cầu rộng lớn hơn.

Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 9.
Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 10.

Phần 4

Quá trình triển khai - Phạm vi - Chi phí của dự án

Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 11.

Quá trình triển khai 

Dự án được thực hiện với 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1 - Tài liệu hóa và phục hồi ngôn ngữ: Tiến hành nghiên cứu thực địa để ghi chép ngôn ngữ dưới cả hai hình thức viết và nó, bao gồm việc ghi âm các câu chuyện truyền thống, bài hát, nghi lễ và cách sử dụng ngôn ngữ hàng ngày. Từ đó xây dựng Từ điển Nói Bahnar.

Giai đoạn 2 - Trao đổi kiến thức và giáo dục về môi trường: Tích hợp kiến thức về hệ sinh thái địa phương (quản lý rừng, cây thuốc, và các phương pháp nông nghiệp bền vững) vào chương trình giảng dạy về khoa học môi trường. Hợp tác với các chuyên gia Bahnar như những nhà nghiên cứu đồng hành trong các nghiên cứu môi trường, đóng góp kiến thức của họ về đa dạng sinh học, bảo tồn và thích ứng với khí hậu.

Giai đoạn 3 - Xây dựng năng lực và tăng cường quyền lực: Phát triển một chương trình đào tạo các nhà lãnh đạo trẻ trong cộng đồng Bahnar, trang bị cho họ các kỹ năng để bảo vệ quyền lợi văn hóa và môi trường của mình trên cả bình diện quốc gia và quốc tế.

Dự án cũng kết hợp cùng các hoạt động vận động chính sách và nhận thức cộng đồng. Tiêu biểu như hợp tác với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, nhằm mục tiêu thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ việc ghi chép các ngôn ngữ đang bị đe dọa và bảo tồn di sản văn hóa. Đồng thời tận dụng phương tiện truyền thông, các buổi thuyết trình và công cụ kỹ thuật số để nâng cao nhận thức toàn cầu về người Bahnar.

Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 12.
Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 13.

Phạm vi thực hiện

Tác động trong địa phương - Cộng đồng Bahnar:

- Bảo tồn văn hóa: Bảo vệ ngôn ngữ và truyền thống Bahnar thông qua giáo dục, tài liệu hóa và các sáng kiến do cộng đồng dẫn dắt.

- Tăng cường năng lực kinh tế: Phát triển các cơ hội kinh tế bền vững thông qua du lịch sinh thái và đào tạo lãnh đạo, đảm bảo cộng đồng Bahnar được hưởng lợi tài chính từ kiến thức văn hóa và môi trường của họ.

- Quản lý môi trường: Tích hợp kiến thức Bahnar vào các nỗ lực bảo tồn địa phương, giúp bảo vệ đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.

Tác động trong Việt Nam:

- Cải cách giáo dục: Giới thiệu tri thức và quan điểm bản địa vào hệ thống giáo dục quốc gia, thúc đẩy sự đánh giá cao hơn về sự đa dạng văn hóa.

- Ảnh hưởng chính sách môi trường: Định hình các cuộc thảo luận quốc gia về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững với người Bahnar và chuyên gia môi trường.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng: Xóa bỏ các định kiến về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Nâng cao định vị của người Bahnar và các cộng đồng bản địa khác trong việc bảo tồn môi trường và gìn giữ văn hóa.

Tác động toàn cầu:

- Đóng góp cho Khoa học Toàn cầu: Người Bahnar đóng vai trò như là đồng tác giả và đối tác trong nghiên cứu khoa học, chuyên môn về môi trường của họ được đưa vào các cuộc thảo luận toàn cầu về đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.

- Mô hình Bảo tồn Ngôn ngữ: Thiết lập một mô hình tái áp dụng cho việc bảo tồn ngôn ngữ, có thể áp dụng cho các ngôn ngữ đang bị đe dọa khác trên thế giới.

- Ngoại giao Văn hóa: Nâng cao danh tiếng của Việt Nam trên trường quốc tế như một quốc gia coi trọng và bảo vệ di sản văn hóa phong phú của mình.

Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 14.
Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 15.

Phần 5

Kết quả đạt được

 #1. Kết quả định tính

Dự án đã nhận được sự ủng hộ và tham gia rất lớn từ cộng đồng Việt Nam và Quốc tế: Hơn 200 cá nhân (sinh viên, giảng viên, thành viên cộng đồng) đã tham gia trực tiếp dự án, bao gồm cả các chuyên gia dân tộc học và khán giả quốc tế. Đồng thời, các nghiên cứu hợp tác với chuyên gia Bahnar được đánh giá cao, nâng cao tiếng nói của các chuyên gia bản địa trong các tài liệu khoa học.

Phát triển các chương trình nghiên cứu khoa học và các ấn phẩm: Hơn 15 bài nghiên cứu và dự án được đồng tác giả với các lãnh đạo Bahnar, đóng góp cho nghiên cứu môi trường toàn cầu. Trong đó, 3 dự án đại học đã được tài trợ và hoàn thành thành công, cho thấy khả năng lãnh đạo của sinh viên trong các nghiên cứu môi trường đa văn hóa. Đồng thời 1 từ điển nói đã được phát triển, đóng vai trò như một tài nguyên khoa học vô cùng quan trọng cho cả các học giả và cộng đồng Bahnar.

Tác động tích cực tới kinh tế và các chính sách của nhà nước: Qua dự án các sáng kiến du lịch sinh thái bền vững đang được phát triển, đưa cộng đồng Bahnar trở thành những người dẫn đầu trong ngành Du lịch có trách nhiệm với môi trường, mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng. Dự án cũng thúc đẩy sự công nhận vai trò của dân tộc bản địa trong các cuộc thảo luận về chính sách môi trường quốc gia.

Đặc biệt, vào 9/10/2024 vừa qua, Trường đại học VinUni chính thức trở thành Unesco Chair đầu tiên của Việt Nam dưới mô hình trung tâm nghiên cứu và đào tạo. Trong đó, dự án bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc thiểu số là một trong những sáng kiến nghiên cứu trọng điểm trong giai đoạn 2024-2028

Tác động tích cực trong giảng dạy: Hơn 25 sinh viên đã được đào tạo về các phương pháp dân tộc học và xuyên văn hóa, có được kinh nghiệm thực tế giúp nâng cao khả năng việc làm và năng lực toàn cầu. Sinh viên đã được phát triển kỹ năng bổ trợ cho việc học sau đại học, cho sự nghiệp trong lĩnh vực bền vững, cũng như vai trò lãnh đạo trong các sáng kiến toàn cầu.

#2. Kết quả định lượng 

Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 16.

Phần 6

Tiềm năng nhân rộng mô hình

Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 17.

Dự án "Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar" được áp mô hình 3P để phát triển tiềm năng nhân rộng của dự án. Cụ thể:

P-RODUCT - Sản phẩm: Phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao để đưa ngôn ngữ và văn Bahnar tiếp cận nhiều hơn với các đối tượng công chúng tại Việt Nam và thế giới như bảo tàng ảo (metaverse, từ điển nói,..)

P-ROCESS - Quy trình: Chuẩn hóa quy trình để mở rộng mô hình bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa đối với các dân tộc thiểu số khác. Chia sẻ kinh nghiệm với các trường đại học có mong muốn thực hiện các dự án tương tự.

P-ARTNERSHIP - Hợp tác: Thúc đẩy hợp tác giữa các trường đại học và cộng đồng bản địa để mang lại tiềm năng trao đổi khoa học. Tăng cường cơ hội tiếp cận tri thức đối với các cộng đồng thiểu số.

Từ đó thúc đẩy tiềm năng mở rộng của dự án không chỉ ở trong nước mà còn hướng tới tiềm năng mở rộng toàn cầu. 

Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 18.
Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 19.
Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 20.
Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 21.
Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Bahnar- Ảnh 22.

Bản quyền và tính hợp pháp của các hình ảnh, video, thông tin, dữ liệu về dự án được đăng tải trên landing page (trang thông tin dự án) này do cá nhân/ tổ chức đăng ký tham gia giải thưởng cung cấp và chịu trách nhiệm.

null