Phần 1
Bối cảnh ra đời của dự án/
sáng kiến
Theo báo cáo Nghiên cứu Thị trường cho Việt Nam – Cơ hội và Thách thức đối với Tuần hoàn Nhựa do IFC và Ngân hàng Thế giới thực hiện, mỗi năm có đến 2,62 tấn rác thải nhựa không được tái chế, dẫn đến hao hụt 75% giá trị vật liệu của nhựa, tương đương 2,2 - 2,9 tỉ USD mỗi năm. Ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú nhưng chưa phát triển với tỷ lệ tái chế nhựa chỉ đạt mức 33%. Nguyên nhân chính là do nhu cầu về nhựa tái sinh (PCR) chưa cao khi việc sử dụng nhựa nguyên sinh luôn dễ dàng và chi phí thấp hơn.
Trong những nỗ lực bảo vệ màu xanh Trái Đất, Unilever VN luôn đề cao việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Đây là xu hướng phát triển bền vững, hướng đến 2 mục tiêu: Ứng phó với sự cạn kiệt của tài nguyên đầu vào và nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Mô hình kinh tế tuần hoàn nhựa sẽ là động lực chính để công ty thực hiện mục tiêu đưa nhựa vào vòng tuần hoàn, vừa bảo vệ môi trường vừa tăng hiệu quả kinh tế.